Xây dựng thực đơn cho người xạ trị đúng cách

Thực đơn cho người xạ trị được xây dựng phù hợp và hợp lý cho người bệnh là vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi sau điều trị ung thư bằng xạ trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có thêm thông tin hữu ích để xây dựng thực đơn hàng ngày cho bệnh nhân xạ trị, giúp họ giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Đoàn Thái Cang - Bác sĩ Xạ trị - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn cho người xạ trị

Trong quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là xạ trị, việc xây dựng một thực đơn phù hợp cho bệnh nhân là hết sức quan trọng. Điều này là do hầu hết bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng như chán ăn, buồn nônnôn, dẫn đến tình trạng hấp thụ dưỡng chất kém và gây suy nhược cơ thể nếu tình trạng kéo dài.

Xạ trị có thể gây ra những thay đổi trong cách chấp nhận và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, do đó mỗi bệnh nhân có thể phản ứng khác nhau với việc điều trị. Chính vì vậy, việc thiết kế một chế độ ăn uống khoa học nhằm giảm thiểu tác dụng phụ và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể là rất cần thiết.  

Một chế độ ăn uống được thiết kế khoa học không chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho bệnh nhân, mà còn góp phần duy trì thể trạng khỏe mạnh, từ đó tăng hiệu quả của quá trình điều trị. Theo thống kê từ các chuyên gia y tế, hơn 50% bệnh nhân ung thư có xu hướng sụt cân trước khi bắt đầu điều trị và rất dễ tiếp tục sụt cân mạnh trong quá trình điều trị nếu không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách. 

Để hỗ trợ quá trình phục hồi đang và sau điều trị, việc lựa chọn, xây dựng thực đơn cho người xạ trị một cách phù hợp là vô cùng quan trọng.
Để hỗ trợ quá trình phục hồi đang và sau điều trị, việc lựa chọn, xây dựng thực đơn cho người xạ trị một cách phù hợp là vô cùng quan trọng.

Chính vì thế, xây dựng thực đơn cho người xạ trị một cách cân bằng, đảm bảo chất dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được tình trạng suy nhược và hỗ trợ quá trình phục hồi, đồng thời tối đa hóa hiệu quả của liệu pháp xạ trị.

2. Xây dựng thực đơn cho người xạ trị đúng cách

Dể xây dựng thực đơn phù hợp cho bệnh nhân xạ trị, các yếu tố cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi lập thực đơn bao gồm bổ sung đủ protein, calo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Hướng dẫn cụ thể cho việc lên thực đơn:

2.1 Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Đầu tiên, để xây dựng thực đơn cho người xạ trị cần chọn những thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe và những vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Một kế hoạch ăn uống chi tiết và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát cũng như tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây hại trong quá trình xạ trị.

2.2 Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày

  • Protein: 60 - 70g/ngày.
  • Chất xơ: 20 - 30g/ngày.
  • Tinh bột: 290 - 370g/ngày.
  • Chất béo: 25 - 35g/ngày.
  • Đạm thực vật: Ưu tiên các loại đậu và hạt.
  • Axit béo omega-3: Lựa chọn cá như cá hồi, cá trích,... thay vì thịt đỏ.

2.3 Thực hiện các bữa ăn dồi dào dinh dưỡng

  • Rau và trái cây: Hỗ trợ hệ tiêu hóa và duy trì sức khỏe, nên làm mềm nếu bệnh nhân khó nhai hoặc nuốt.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Cung cấp protein, canxi và vitamin D, cần chọn loại không béo hoặc ít béo.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư.

2.4 Chia nhỏ bữa ăn

Do xạ trị có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, nên chia thành 8 - 10 bữa nhỏ mỗi ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Mỗi bữa cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh.

2.5 Cung cấp đủ nước

Bệnh nhân nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước.

Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này, bệnh nhân xạ trị có thể duy trì được sức khỏe tốt và hỗ trợ quá trình phục hồi hiệu quả sau điều trị. 

Một kế hoạch ăn uống chi tiết và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát các loại thực phẩm có thể gây hại trong quá trình xạ trị.
Một kế hoạch ăn uống chi tiết và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát các loại thực phẩm có thể gây hại trong quá trình xạ trị.

3. Những loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho người xạ trị

Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân cần tránh những loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của điều trị. Dưới đây là một số thực phẩm mà người xạ trị nên hạn chế:

3.1 Thực phẩm nặng mùi, khô, cứng  

Do xạ trị thường gây ra các triệu chứng như nôn và buồn nôn, bệnh nhân có thể sẽ rất nhạy cảm với thực phẩm có mùi nặng. Đồng thời, tình trạng khô miệng và khó nuốt cũng là một vấn đề phổ biến. Thực phẩm khô và cứng có thể làm tăng cảm giác khó chịu và dẫn đến chán ăn hay nôn mửa. Vì thế, nên làm mềm thức ăn và hạn chế tạo mùi mạnh khi nấu nướng.

3.2 Đồ uống có cồn và các chất kích thích

Ethanol có trong rượu bia có thể chuyển hóa thành acetaldehyde, một hợp chất có hại cho DNA và cản trở khả năng tái tạo và phục hồi của tế bào. Vì vậy, để đảm bảo quá trình xạ trị diễn ra hiệu quả, bệnh nhân cần tránh xa rượu bia và các chất kích thích khác.

3.3 Thực phẩm cay nóng

Các loại thực phẩm cay có thể kích thích niêm mạc miệng, dạ dày và ruột, gây ra các rối loạn tiêu hóa như đau bụng và tiêu chảy. Điều này làm gia tăng tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa trong quá trình xạ trị, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, chán ăn và giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. 

Tránh những thực phẩm như đồ cay nóng, có cồn,... sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Tránh những thực phẩm như đồ cay nóng, có cồn,... sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

Việc xây dựng thực đơn cho người xạ trị một cách khoa học, phù hợp là rất cần thiết cho bệnh nhân đang và sau quá trình xạ trị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú trọng đến việc vận động thường xuyên và duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng để cải thiện kết quả điều trị, giảm nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống và duy trì sự ổn định của bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe