Viêm nắp thanh quản ở trẻ là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Th.S BS. Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Viêm thanh quản ở trẻ em là một bệnh nhiễm khuẩn tiến triển nhanh và có nguy cơ đe dọa tử vong do sự phù nề của nắp thanh quản. Khi tổ chức, mô xung quanh nắp thanh quản bị viêm, phù nề sẽ có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn thông khí thượng thanh môn và tử vong. Triệu chứng bao gồm đau họng cấp, nuốt vướng, sốt cao, chảy nước dãi, và khó thở. Chẩn đoán đòi hỏi phải nội soi đánh giá thượng thanh môn, điều này không được thực hiện cho đến khi có sẵn sàng đảm bảo thông khí đường thở. Điều trị bao gồm bảo vệ đường thở và kháng sinh.

1. Viêm nắp thanh quản là gì?

Viêm nắp thanh quản là một bệnh nhiễm trùng nắp thanh quản đe dọa tính mạng. Thanh quản là một vạt sụn hình lá bao bọc khí quản và ngăn không cho thức ăn, thức uống và bất cứ thứ gì khác đi xuống họng vào đường thở. Tại ngã ba hầu họng, nắp thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết thông khí đi vào khí quản và thức ăn đi vào thực quản. Viêm nắp thanh quản xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm sang nắp thanh quản và các mô lân cận khác, khiến chúng sưng tấy đến mức gây tắc nghẽn đường thở và cản trở hô hấp.

Viêm thanh quản được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 18 nhưng chỉ được định nghĩa chính xác lần đầu tiên bởi Le Mierre vào năm 1936. Hiện nay, cái chết của tổng thống Mỹ George Washington vào năm 1799 được xem là do viêm thanh quản. Trước đây, viêm nắp thanh quản thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Khác biệt này được xem là do khe mở thanh thiệt của trẻ em hẹp hơn so với người lớn. Khí quản chỉ cần bị hẹp đi một chút là sức cản của đường thở sẽ gia tăng lên rất nhiều, khiến cho hô hấp trở nên khó khăn. Từ năm 1985, cùng với việc tiêm phòng đại trà vacxin phòng chống Haemophilus influenzae type b (HIB), vi khuẩn thường gây viêm nắp thanh quản nhất, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em đã giảm một cách đáng kể.

Viêm thanh thiệt do Hib có đặc điểm điển hình là chỉ gặp ở trẻ từ 2-7 tuổi. Tuy nhiên, đối tượng gặp thường nhất ở trẻ 2-4 tuổi và ở người lớn là lứa tuổi từ 20-40. Viêm nắp thanh quản ở trẻ <1 tuổi ít gặp và thường chỉ xảy ra trong khoảng 4% các trường hợp.


Vi khuẩn Hib là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm khuẩn nặng ở trẻ nhỏ
Vi khuẩn Hib là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm khuẩn nặng ở trẻ nhỏ

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm nắp thanh quản?

Một số yếu tố có thể gây ra các nắp thanh quản bị phù nề do các nguyên nhân nuốt phải các chất lỏng nóng (nước sôi, thức ăn nóng...), chấn thương trực tiếp đến cổ họng và nhiễm trùng khác nhau. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nắp thanh quản ở đối tượng trẻ em là nhiễm Haemophilus influenzae type b (Hib). Một số nguyên nhân khác cũng có thể xuất phát từ các vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng trong máu. Viêm nắp thanh quản là bệnh lý mà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn và trẻ nhỏ.

Trước đây, viêm nắp thanh quản thường gặp nhất là do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây ra. Từng là một tình trạng phổ biến và nguy hiểm đối với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi, viêm nắp thanh quản ngày nay hiếm gặp, nhờ sự ra đời của vắc-xin chống lại Hib vào năm 1988. Hầu hết trẻ sơ sinh hiện nay được tiêm vắc-xin phòng bệnh Hib định kỳ khi được 15 tháng tuổi.

Những trường hợp rất hiếm của viêm nắp thanh quản ngày nay thường xảy ra ở trẻ em chưa được tiêm chủng và không được bảo vệ chống lại Hib, hoặc ở trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu. Trẻ em có hệ miễn dịch kém rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn khác có thể gây viêm nắp thanh quản, chẳng hạn như phế cầu hoặc tụ cầu. Vi khuẩn gây bệnh ở trẻ em và người lớn bao gồm Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, H. influenzae, không định type, Haemophilus parainfluenzae, β-các streptococci tan huyết, Branhamella catarrhalis, và Klebsiella pneumoniae. H. influenzae loại B vẫn là nguyên nhân ở người lớn và trẻ không được tiêm chủng.

Bỏng do đồ uống nóng, nuốt phải dị vật, chấn thương nắp thanh quản và nhiễm trùng do mụn nước thủy đậu là những nguyên nhân khác gây ra viêm nắp thanh quản. Mặc dù viêm nắp thanh quản có thể tấn công ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em có nguy cơ cao nhất là dưới 1 tuổi.

3. Các triệu chứng của viêm nắp thanh quản như thế nào?

Viêm nắp thanh quản thường xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể diễn tiến trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng thường thấy nhất bao gồm đau họng, khàn giọng, nói khó, sốt, nuốt đau, nhịp tim nhanh, khó thở

  • Đau họng: Trong vòng vài giờ, cổ họng của bé sẽ bị đau đến mức bé không thể nuốt và không chịu ăn uống.
  • Sốt: Con bạn sẽ sốt từ 38.3oC trở lên.
  • Chảy nước dãi: Ngay cả khi bình thường trẻ cũng có thể hay chảy nước dãi, tuy nhiên khi bị viêm nắp thanh quản, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt nước bọt vì vậy sẽ bắt đầu chảy nhiều nước dãi hơn.
  • Âm thanh thở bất thường: Em bé của bạn sẽ phát ra âm thanh có cao độ lớn (gọi là tiếng thở khò khè) sau mỗi lần hít vào. Tiếng kêu có vẻ giống như trong bệnh bạch hầu nhưng trẻ sẽ không có bất kỳ triệu chứng ho nào.
  • Khó thở: Khi nắp thanh quản sưng lên, con bạn sẽ khó đưa khí đến phổi.

Viêm nắp thanh quản khiến cổ họng trẻ bị đau và có thể bị chảy dãi
Viêm nắp thanh quản khiến cổ họng trẻ bị đau và có thể bị chảy dãi

4. Bạn nên làm khi khi trẻ bị viêm nắp thanh quản?

Viêm nắp thanh quản tiến triển nhanh chóng, vì vậy, đừng cố gắng chờ đợi. Hãy gọi cho bác sĩ của con bạn ngay lập tức và gọi cấp cứu ngay nếu con bạn khó thở hoặc có vẻ như kiệt sức.

Bạn nên cố gắp giữ cho tinh thần của trẻ càng bình tĩnh càng tốt. Cho trẻ ngồi thẳng lưng - điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng lưu thông khí hơn.

Đừng cố gắng khám cổ họng của trẻ và đừng bắt trẻ nằm xuống. Nếu bác sĩ cho rằng bé bị viêm nắp thanh quản, bé sẽ được đưa ngay vào bệnh viện để đánh giá và điều trị.

5. Đánh giá và như thế nào?

Nếu chẩn đoán không xác định, bác sĩ có thể chụp X-quang vùng cổ của bé để xem nắp thanh quản có sưng không. Em bé của bạn cũng có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn.

Một khi bác sĩ chắc chắn rằng con bạn bị viêm nắp thanh quản, mục tiêu trước mắt nhất sẽ là giữ cho đường thở của con được thông thoáng. Trẻ đôi khi cần có những can thiệp xâm lấn như gây mê và đặt nội khí quản để đảm bảo lưu thông đường thở. Việc gây mê cho phép bác sĩ kiểm tra an toàn và đặt một ống thở qua nắp thanh quản bị sưng vào đường thở của trẻ.

Tiếp theo, trẻ sẽ được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và truyền chất lỏng và thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch. Vì cảm giác khó chịu, trẻ có thể sẽ được tiếp tục dùng thuốc an thần cho đến khi rút ống thở ra an toàn - tức là khi bác sĩ cảm thấy chắc chắn tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát và vết sưng đã giảm bớt để trẻ có thể thở dễ dàng. Quá trình này thường mất hai hoặc ba ngày.

Ngoài ra, nếu trẻ được phát hiện sớm, điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc steroid để giảm sưng đường thở
  • Sử dụng khí dung giảm phù nề đường thở
  • Truyền dịch đảm bảo dinh dưỡng cho đến khi trẻ có thể nuốt lại
  • Tiêm thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Các thuốc điều trị triệu chứng đi kèm khác của trẻ: sốt, ho, sổ mũi, nôn ói, tiêu chảy...

Trẻ sẽ hồi phục tốt như thế nào liên quan đến việc bạn có nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hay không. Khi đường thở đã an toàn và bắt đầu dùng kháng sinh, kháng viêm, nắp thanh thiệt thường hết phù nề nặng trong vòng 24 giờ. Việc phục hồi hoàn toàn mất nhiều thời gian hơn và tùy thuộc vào tình trạng của trẻ.

Sau đó, bé có thể phải ở lại bệnh viện thêm một hoặc hai ngày để truyền dịch tĩnh mạch, thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và thuốc chống viêm để giúp giảm sưng. Khi đưa trẻ về nhà, bạn sẽ tiếp tục cho trẻ uống thuốc kháng sinh để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào tồn tại trong cơ thể của trẻ.


Nên sớm cho trẻ đến viện để thăm khám và chữa trị kịp thời
Nên sớm cho trẻ đến viện để thăm khám và chữa trị kịp thời

6. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa con tôi bị viêm nắp thanh quản?

Viêm thanh quản không lây truyền nhưng con bạn có thể sẽ có nguy cơ nhiễm những vi khuẩn gây ra nó nếu bị nhiễm từ môi trường xung quanh.

Viêm nắp thanh quản do vi khuẩn Hib có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Sau khi tiêm vắc-xin, con bạn sẽ có cơ hội mắc bệnh thấp hơn. Viêm thanh thiệt do vi trùng khác không thể được ngăn chặn tại thời điểm này. Để bảo vệ con bạn, hãy đảm bảo rằng con bạn đã tiêm phòng Hib, thủy đậu và phế cầu khuẩn. Và ngay cả khi trẻ đã được tiêm phòng, nếu bạn nghĩ rằng trẻ đã tiếp xúc với một đứa trẻ khác bị nhiễm bệnh, hãy gọi cho bác sĩ của bạn để xem bạn có cần thực hiện thêm bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào không.

Nhưng những trường hợp như vậy khá là ít phổ biến. Tất nhiên, vắc-xin Hib không đảm bảo an toàn 100% cho trẻ. Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường ngày như:

  • Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người lớn
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách
  • Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu không có xà phòng và nước
  • Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

7. Các biến chứng của viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm ở trẻ em , bao gồm suy hô hấp và nhiễm trùng nặng.

  • Suy hô hấp. Như đã đề cập ở trên, nắp thanh quản có nhiệm vụ đóng mở đường vào của khí quản, ngăn chặn thức ăn và đồ uống đi vào khí quản khi ăn. Vì một nguyên nhân nào đó gây phù nề nắp thanh quản, nắp thanh quản trở nên sưng do nhiễm trùng hoặc do bị chấn thương. Dẫn đến đường thở hẹp lại và có thể trở nên tắc hoàn toàn đường thở. Điều này có thể dẫn đến suy hô hấp, một tình trạng đe dọa tính mạng, trong đó mức độ oxy trong máu giảm thấp nguy hiểm hoặc mức độ của carbon dioxide sẽ trở thành quá cao.
  • Nhiễm trùng nặng. Đôi khi các vi khuẩn gây nhiễm trùng gây ra viêm nắp thanh quản ở nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe