Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Té ngã là dấu hiệu của tình trạng suy giảm sức khỏe cấp tính và mãn tính ở người cao tuổi. Té ngã làm giảm chức năng thể chất do gây thương tích, hạn chế hoạt động, gây tâm lý sợ ngã và mất khả năng vận động. Tập thể dục đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi. Vì sao tập thể dục giúp ngăn ngừa té ngã ở người cao tuổi?
1. Sức mạnh cơ bắp và té ngã
Sức mạnh cơ bắp là một yếu tố quan trọng có khả năng góp phần kiểm soát tư thế. Yếu cơ ảnh hưởng đến mất ổn định tư thế và té ngã, nhất là ở người cao tuổi. Các nghiên cứu đánh giá yếu cơ là một yếu tố nguy cơ té ngã ở những người cao tuổi sống trong cộng đồng.
Tập luyện thể lực giúp gia tăng sức mạnh cơ bắp, phục hồi các bệnh thần kinh cơ làm giảm té ngã. Các nghiên cứu đã làm rõ giá trị của việc rèn luyện sức mạnh cơ bắp thường cho thấy tỷ lệ ngã giảm xuống, đặc biệt khi luyện tập sức bền và kiểm soát thăng bằng.
Do đó, hầu hết các chương trình phòng chống té ngã đều nhằm mục đích tăng cường thể chất như dáng đi, thăng bằng và rèn luyện chức năng. Các can thiệp chính bao gồm các bài tập thể chất và các hoạt động tăng cường khả năng linh hoạt, kiểm soát các bệnh mạn tính thật tốt.
2. Nhận thức không đi đôi với hành động
Một nghiên cứu cho thấy 70% người lớn tuổi hiểu rằng hoạt động thể chất là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa té ngã. Tuy nhiên, trong số những người bị ngã, hơn 80% không thay đổi hoặc giảm mức độ hoạt động thể chất của họ.
Người lớn tuổi bị thương sau té ngã thường có khuynh hướng giảm các hoạt động thể chất. Mặc dù hầu hết các chấn thương do ngã thường ở mức độ nhẹ và chỉ một tỷ lệ nhỏ dẫn đến chấn thương nặng. Nhưng phần lớn người cao tuổi sau té ngã thường có tâm lý ám ảnh sợ bị ngã.
Nghiên cứu cũng đã chứng minh ở người cao tuổi, nhận thức về hoạt động thể chất không đi đôi với hành vi. 95% người cao tuổi biết về lợi ích của hoạt động thể chất, tuy nhiên 53% tập thể dục ít hơn 2 giờ mỗi tuần và 36% không làm gì cả.
Điểm đáng lưu ý, người lớn tuổi có thể không áp dụng các biện pháp ngăn ngừa té ngã vì họ không tin hoặc không muốn thừa nhận rằng họ có nguy cơ bị ngã, trong đó có cả việc tập thể dục.
3. Tập thể dục - biện pháp phòng ngừa té ngã hiệu quả nhất
Cho đến nay, tập thể dục là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để giảm té ngã ở người lớn tuổi. Mặc dù không phải tất cả các hình thức tập thể dục đều có hiệu quả như nhau ở tất cả các nhóm người tham gia và ở mọi cơ sở. Các chương trình tập thể dục hiệu quả để ngăn ngừa té ngã bao gồm sự kết hợp của các bài tập thăng bằng đòi hỏi và tiến bộ được thực hiện ở các vị trí chịu trọng lượng, với rèn luyện sức mạnh chi dưới.
Hơn nữa, các lợi ích mang lại cho thể chất còn nhiều hơn từ các hoạt động chức năng như làm tính linh hoạt và sức bền. Các bài tập nên được điều chỉnh theo cường độ và tăng dần cường độ để tạo ra kết quả tiến bộ. Việc người cao tuổi tự đi bộ như một bài tập thể dục không có hiệu quả trong việc giảm ngã vì không đạt được mục tiêu tăng dần về cường độ.
Ở những người cao tuổi sống trong cộng đồng, các chương trình tập thể dục cực kỳ hiệu quả trong việc giảm té ngã. Có những chương trình tập luyện phù hợp với những người già yếu có nguy cơ té ngã cao và bao gồm một chương trình cá nhân gồm các bài tập cụ thể (30 phút, 3 lần mỗi tuần) để tăng dần sức mạnh chi dưới (các bài tập hông, đùi, đầu gối và cổ chân) và thăng bằng (đứng bằng một chân trước chân kia, đi bằng một chân đặt trước chân kia, đi kiễng gót chân, đi lùi, sang ngang và xoay người, bước qua đồ vật, leo cầu thang, đi lên từ ngồi ở tư thế đứng, ngồi xổm đầu gối) và hoạt động thể chất chung (tức là đi bộ).
Thái Cực Quyền chỉ có hiệu quả khi được thực hiện bởi những người có nguy cơ ngã thấp. Vì Thái Cực Quyền liên quan đến việc duy trì các tư thế cụ thể để tăng khả năng thăng bằng và sức mạnh cơ bắp, loại bài tập này có thể khó khăn hơn đối với những người có khả năng giữ thăng bằng kém, chóng mặt và hạ huyết áp tư thế.
Khác với Thái Cực Quyền, các chương trình tập luyện khác nhằm vào sức mạnh và sự cân bằng của cơ bắp như đã liệt kê ở trên lại rất tốt cho những người cao tuổi có nguy cơ ngã cao hơn.
Tóm lại, phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi là vấn đề quan trọng giúp giảm nguy cơ tàn tật và tử vong do té ngã gây ra. Các mục tiêu để quản lý rủi ro té ngã bao gồm (1) giảm nguy cơ té ngã, (2) giảm nguy cơ chấn thương, (3) duy trì mức độ di chuyển cao nhất có thể cho người cao tuổi.
Cả 3 mục tiêu này đều lấy nhiệm vụ tăng cường các hoạt động thể chất, tập luyện thể dục làm nền tảng can thiệp. Bởi lẽ, tập thể dục là biện pháp hiệu quả nhất làm giảm nguy cơ té ngã ở người cao tuổi.
Để bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi, bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế khám sức khỏe tổng quát thường xuyên bởi tầm tuổi này sức đề kháng ở người cao tuổi kém, rất dễ mắc bệnh. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:
- Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
- Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn
Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.