Magie có vai trò quan trọng trong việc tạo xương, chuyển hóa những protein và axit béo, từ đó khi bổ sung magie đầy đủ sẽ giúp các bà bầu thoát khỏi trạng thái suy nhược, mệt mỏi hay béo phì ở thai kỳ.
1. Tác dụng của Magie
Magie (Mg) cần thiết cho sự biến dưỡng của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; góp phần quan trọng trong việc biến đổi đường trong máu thành năng lượng; giúp đốt cháy chất béo để biến thành năng lượng. Do đó giúp chống lại sự suy nhược, mệt mỏi và mập phì; làm giãn mạch nên giúp cho hệ tim mạch được khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa tai biến tim mạch.
Magie cho bà bầu có vai trò rất đặc biệt, đó là ngăn ngừa bệnh sản giật, do đó ngừa đẻ non và giảm tử vong sản khoa. Ngoài ra, Mg còn làm giảm bớt triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt; giữ răng và hệ xương khỏe mạnh; phòng ngừa sự lắng đọng calci thành sỏi thận; giảm chứng khó tiêu và táo bón; Mg có vai trò như là một chất an thần chống stress, chống lão hóa và ngừa ung thư.
Cơ thể con người chứa khoảng 20g Mg chủ yếu ở hệ xương và cơ. Hàng ngày, Mg luôn bị mất đi theo mồ hôi, nước tiểu. Nhu cầu cần bổ sung Magie hàng ngày cho người lớn khoảng 420mg, ở phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu 400mg/ngày.
Magnesium đóng vai trò tương tự insulin giúp duy trì nồng độ glucose máu ổn định. Magnesium tác dụng hiệp đồng với Canxi giúp xương và răng chắc khỏe. Magnesium cũng giúp điều hòa lượng Cholesterol và các rối loạn nhịp tim. Sự căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần cũng làm tăng nhu cầu Magnesium.
Sự thiếu hụt Magnesium trầm trọng trong thai kì có thể dẫn tới tiền sản giật (huyết áp cao và co giật), sinh non, tử vong sơ sinh và các dị tật bẩm sinh.
2. Vì sao Magnesium quan trọng trong thai kì?
Ngoài những lí do chính được đề cập ở trên, Magnesium còn có nhiều tác dụng khác lên thai phụ và thai nhi:
Tác động hiệp đồng với Canxi: Cả hai loại khoáng chất này hoạt động phối hợp rất tốt.Trong khi Magnesium làm giãn cơ thì Canxi kích thích sự co cơ. Nồng độ phù hợp của Magnesium có thể giữ cơ tử cung không go cho tới tuần thai thứ 35.
Giảm nguy cơ loãng xương: Nồng độ thích hợp của Magnesium và Canxi giúp quá trình phá hủy xương xảy ra chậm hơn bình thường.
Giảm chuột rút: Chuột rút là triệu chứng rất phổ biến trong thai kì. Magnesium giúp làm giảm chuột rút, làm giảm cường độ cơn go Braxton Hicks và góp phần điều trị táo bón.
Giảm căng thẳng: Magnesium là lựa chọn tốt nhất để làm giảm căng thẳng và mất ngủ, là những triệu chứng khá phổ biến trong thai kì. Bác sĩ thường kê Magnesium như một chất được bổ sung riêng biệt bên cạnh các loại vitamin.
Hỗ trợ sinh đẻ: Khoáng chất này giúp huyết áp ổn định và cải thiện ngưỡng chịu đau, giúp quá trình sinh diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Giảm buồn nôn: Magnesium có thể điều trị buồn nôn, là một trong những triệu chứng hay gặp nhất của ốm nghén.
Điều trị đau đầu: Việc bổ sung Magnesium có thể làm giảm triệu chứng đau nửa đầu trong thai kì. Magnesium giúp giãn mạch máu não, dự phòng tăng acid lactic, chất có thể gây căng thẳng và đau nửa đầu.
Giảm nguy cơ bại não: Theo một nghiên cứu được công bố ở Úc, bổ sung Magnesium sulfat cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non có thể bảo vệ thai nhi khỏi chứng bại não.
3. Ảnh hưởng của Magnesium lên thai nhi
Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung Magnesium trong thai kì có thể dẫn tới một số lợi ích và bất lợi cho thai nhi:
- Bổ sung Magnesium có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển của bào thai.
- Cung cấp Magnesium đường uống cải thiện tuần hoàn bào thai.
- Trẻ sơ sinh có chu kỳ giấc ngủ tốt hơn nếu mẹ được bổ sung đầy đủ Magnesium trong quá trình mang thai.
4. Cần cung cấp bao nhiêu Magnesium trong quá trình mang thai?
Khuyến cáo cung cấp Magnesium hằng ngày trong thai kì là từ 350-360mg. Nếu thai phụ từ 19-30 tuổi thì nên dùng liều 350mg, còn nếu từ 31 tuổi trở lên thì dùng liều 360mg. Nôn, buồn nôn và khó chịu với thức ăn trong thai kì có thể dẫn tới thiếu Magnesium. Vì vậy, việc bổ sung là cần thiết bên cạnh các thức ăn giàu Magnesium trong chế độ ăn khi mang thai.
Thay vì khi bổ sung một chất nào đó thì ta nên quan sát chế độ ăn hằng ngày. Nhưng liệu bổ sung Magnesium có phải là ý tưởng tốt?
Mọi thứ đưa vào dư thừa đều có thể gây hại cho cơ thể. Thai phụ chỉ nên bổ sung Magnesium nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ Magnesium. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ và chỉ bổ sung khi có chỉ định từ bác sĩ. Thực tế, nhiều bác sĩ kê Magnesium như một phần của vitamin trước sinh
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
5. Những loại thức ăn giàu Magnesium cho phụ nữ có thai
Để cung cấp cho cơ thể đủ lượng Magnesium theo khuyến cáo, thai phụ nên có chế độ ăn phù hợp. Nhiều loại động thực vật, rau xanh, hạt ngũ cốc, đậu, ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm nhiều chất xơ, các thực phẩm bổ sung, đều là những chất giàu Magnesium. Không nên chọn thực phẩm chế biến sẵn... Ngoài ra, Magnesium trong nước dao động từ 1-120mg/L. Các loại thực phẩm chứa nhiều Magie như: hạnh nhân, hạt điều rang khô, ngũ cốc, lúa mì thái nhỏ, sữa đậu nành 1 chén, đậu phộng, đậu đen , bơ đậu phộng, bánh mỳ lúa mỳ nguyên chất, khoai tây, đậu nành , bông cải xanh, thịt bò, táo, chuối,...
Hãy lên thực đơn bao gồm những loại thực phẩm này để đảm bảo bổ sung Magnesium đúng cách cho thai phụ và thai nhi
6. Bổ sung Magnesium có thể có các tác dụng phụ không?
Ít có khả năng sử dụng Magnesium quá nhiều trong thức ăn trong thai kì. Nhưng một khi đã bổ sung Magnesium, thì thai phụ có nguy cơ quá liều Magnesium. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi bổ sung Magnesium:
Tiêu chảy và mất nước
Bổ sung Magnesium có thể gây kích thích nhu động ruột ở một vài phụ nữ mang thai, từ đó dẫn tới tiêu chảy, đau quặn bụng và giảm ngon miệng. Nếu tiêu chảy không được điều trị có thể dẫn tới mất nước – một triệu chứng nghiêm trọng của thai kì. Nếu thai phụ đang bổ sung Magnesium và bị tiêu chảy 2-3 ngày thì cần báo ngay cho bác sĩ.
Đau dạ dày
Những triệu chứng hay gặp trong thai kì là buồn nôn và nôn – tức là ốm nghén. Việc bổ sung Magnesium có thể dẫn tới tình trạng tương tự như ốm nghén. Các triệu chứng sẽ giảm trong vài giờ sau điều trị nhưng nếu nó vẫn kéo dài nên báo ngay cho bác sĩ.
Tương tác thuốc
Bổ sung Magnesium có thể tương tác với một số thuốc nhất định. Nếu đang sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc đái tháo đường, vv..., thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung Magnesium.
Quá liều
Nếu thai phụ có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi bổ sung Magnesium, đến ngay phòng cấp cứu. Quá liều Magnesium có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng cần lưu ý:
- Nôn liên tục
- Rối loạn nhịp tim
- Khó thở
- Yếu cơ
- Hạ huyết áp
- Lơ mơ
Trong thai kì, cơ thể sản phụ cần được chăm sóc và nuôi dưỡng. Nhưng không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc và các chất bổ sung để đáp ứng nhu cầu này. Hãy ăn uống hợp lý và liên lạc thường xuyên với bác sĩ. Bên cạnh đó, hiểu rõ về muối Magnesium, và lợi ích khi sử dụng trong thai kì.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.