Đau xương mu khớp háng xảy ra do viêm nhiễm ở vùng xương mu hoặc khớp xương chậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ được điều trị một cách dứt điểm nhưng người bệnh sẽ phải kiên nhẫn từ vài tháng hoặc lâu hơn.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Đau xương mu khớp háng là gì?
Trong điều kiện bình thường, khớp mu là một khớp rất mỏng chỉ có chuyển động rất nhẹ. Khớp giữa hai bên xương chậu với nhau ở phía trước; chúng được kết nối tại xương cùng ở phía sau của xương chậu.
Tình trạng viêm và đau nhức ở xương mu hoặc các mô xung quanh được gọi là đau xương mu. Bên cạnh biến chứng sau phẫu thuật, các vận động viên cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh đau xương mu. Để tránh gây thêm căng thẳng cho xương mu, người bệnh nên chẩn đoán bệnh từ sớm.
Thêm vào đó, tình trạng cũng có thể là kết quả của rối loạn chức năng xương mu giao cảm khi mang thai. Ngoài làm rộng khoảng cách giữa các xương chậu để chuẩn bị sinh nở, hormone trong thai kỳ còn gây ra các vấn đề khác như tăng huyết áp và viêm nhiễm vùng xương chậu dẫn đến đau xương mu.
2. Các triệu chứng của đau xương mu
Đau phía trước xương chậu và khớp háng là dấu hiệu thường gặp nhất khi mắc đau xương mu khớp háng. Bác sĩ thường chẩn đoán nhầm lẫn đau xương mu với các nguyên nhân gây đau háng hoặc căng cơ háng.
Mặc dù một bên có thể đau nhức hơn nhưng triệu chứng thông thường của đau xương mu khớp háng là đau ở giữa xương chậu phía trước. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng yếu hoặc đi khập khiễng.
Một tình trạng nhiễm trùng xương gọi là viêm tủy xương đôi khi dễ bị nhầm lẫn với cơn đau ở vùng xương mu. Mặc dù cả hai tình trạng này có những biểu hiện tương tự nhưng thông qua các hình ảnh cụ thể hoặc phát hiện trong phòng thí nghiệm, chúng ta sẽ có thể phân biệt được hai tình trạng này.
Ban đầu, các triệu chứng đau xương mu thường khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khi hoạt động, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, nếu bị đau xương mu, người bệnh sẽ trải qua một số trường hợp sau:
- Đau xương chậu khi chạm vào.
- Đau bụng dưới.
- Khi ho, hắt hơi hay sử dụng các cơ thắt lưng, người bệnh cảm thấy đau.
- Khi đứng dậy khỏi vị trí ngồi hoặc đi bộ, người bệnh nghe thấy tiếng lách tách.
- Khả năng di chuyển và linh hoạt bị mất hoặc yếu đi.
- Ớn lạnh, sốt.
Đi bộ khó khăn và dáng đi bất thường là những biểu hiện có thể xảy ra ở giai đoạn muộn của đau xương mu. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác do nhiều triệu chứng trong số này khá giống với các triệu chứng của một số bệnh lý như thoát vị hoặc đau thắt lưng.
3. Nguyên nhân gây đau xương mu khớp háng
Ở một số người, triệu chứng đau xương mu có thể xuất hiện khi xương mu bị viêm và kích ứng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Các hoạt động thể thao (bóng đá, khúc côn cầu và bóng đá là phổ biến nhất).
- Thai kỳ.
- Thủ tục phẫu thuật (phụ khoa hoặc ổ bụng).
- Chấn thương.
4. Biện pháp chẩn đoán
Đau trực tiếp trên mặt trước xương mu thường là đặc trưng của tình trạng đau xương mu khớp háng. Các xét nghiệm sẽ giúp phân biệt rõ ràng hơn giữa đau xương mu và viêm xương tủy xương.
Các động tác gây căng thẳng lên cơ trực tràng và các nhóm cơ vùng bụng, đặc biệt là ở khớp háng thường khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có dáng đi bất thường.
Những người bị đau xương mu khi chụp X-quang thường cho thấy hình ảnh xương mu không đều với các cạnh xương cứng (dày), đặc biệt trong các trường hợp mãn tính. Mặc dù không cần thiết phải thực hiện thêm xét nghiệm chụp cộng hưởng từ (MRI) nhưng kết quả từ MRI sẽ cung cấp thông tin về tình trạng viêm khớp và xương xung quanh.
Để đảm bảo không có nhiễm trùng xương gây ra các triệu chứng tương tự, các xét nghiệm thường được thực hiện. Đặc biệt, những người đã phẫu thuật gần đây hoặc dễ bị nhiễm trùng sẽ quan tâm điều này nhiều hơn.
5. Điều trị đau xương mu khớp háng
Để cơn đau xương mu biến mất hoàn toàn, người bệnh cần kiên trì điều trị trong vài tháng hoặc lâu hơn. Tiêm cortisone thường được sử dụng để điều trị đau xương mu nhưng nỗ lực này chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.
Phẫu thuật không được xem là phương pháp điều trị tiêu chuẩn, kể cả đối với những người bệnh mất nhiều thời gian để cải thiện khi áp dụng các biện pháp điều trị được nêu dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng nhất trong việc điều trị đau xương mu. Bởi vì khi bị viêm, khớp cần được nghỉ ngơi đúng cách để hồi phục. Thông thường, nghỉ ngơi bước cần thiết duy nhất, giúp giảm các cơn đau cấp tính. Tuy nhiên, nếu triệu chứng quá nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng nạng hoặc gậy.
- Chườm đá và chườm nóng: Để điều trị chứng viêm, người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm đá và chườm nóng.
- Thuốc chống viêm: Với mục đích giảm đau nói chung và đặc biệt là những cơn đau nhức xương mu, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAID).
- Vật lý trị liệu: Trong điều trị đau xương mu khớp háng, vật lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả. Các nhà vật lý trị liệu sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp người bị đau xương mu tăng cường sức mạnh, phục hồi khả năng vận động và sớm trở lại với các hoạt động trước khi bị chấn thương. Có thể thấy rằng, vật lý trị liệu giúp phục hồi và duy trì sức mạnh cũng như sự linh hoạt, trong khi nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng để giảm viêm.
6. Một số lưu ý cho người bệnh
Người bệnh đau xương mu khớp háng cần lưu ý một số điều sau để tránh bị đau dữ đội và hạn chế nguy cơ tái phát:
- Không sử dụng giày cao gót hoặc đứng quá lâu trong một tư thế cố định.
- Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để giảm đau.
- Để giảm bớt áp lực lên xương mu, người bệnh nên kê thêm một chiếc gối mềm sau lưng khi ngồi
- Hạn chế vận động quá nhiều hoặc các động tác có tác động lên phần xương mu khớp háng.
Cơn đau ở háng và hông có thể là dấu hiệu của tình trạng đau xương mu. Tin tốt là đa số những người gặp phải tình trạng này sẽ thấy tình hình cải thiện sau khi áp dụng một số biện pháp điều trị đơn giản và kiên nhẫn theo thời gian.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.