Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến cả ở người trẻ tuổi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Thực tế, nhiều người khi được chẩn đoán vẫn không biết bản thân tại sao lại bị rối loạn tiền đình.
“Vì sao bị rối loạn tiền đình?” là thắc mắc chung của rất nhiều người, rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn...
Giải đáp cho thắc mắc “tại sao bị rối loạn tiền đình?”, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như thời tiết thay đổi, nhiễm độc (hóa chất, thuốc, thực phẩm...); và do các bệnh lý như: rối loạn tuần hoàn não, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, các bệnh về não như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8...
Để hiểu rõ hơn về vấn đề tại sao lại bị rối loạn tiền đình, cần phải hiểu hết cả 2 loại: Rối loạn tiền đình ngoại vi và rối loạn tiền đình trung ương.
Vì sao bị rối loạn tiền đình ngoại vi? Câu trả lời chính là do người bệnh mắc phải:
- Bệnh lý ở tai: Viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai;
- Thuốc: Các loại thuốc gây tổn thương tiền đình - ốc tai như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,...;
- Co thắt động mạch cột sống thân nền. Ở những người làm việc văn phòng, ngồi lâu trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính nên vùng cột sống cổ, dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.
“Tại sao bị rối loạn tiền đình trung ương?” Câu trả lời có thể là do: Xơ vữa động mạch hoặc người bệnh bị huyết áp.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình như tuổi tác, người có tiền sử bị chóng mặt... Khi có những dấu hiệu rối loạn tiền đình hoặc bất cứ những thay đổi bất thường của cơ thể bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.