Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại ở nhiều vị trí trong hệ tiêu hóa của người bệnh, bao gồm khoang miệng, dạ dày, thực quản, tá tràng và đại tràng. Trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần biết về loại vi khuẩn này cũng như là cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Tấn Phúc - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
1. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP dạ dày, tên đầy đủ là Helicobacter pylori, có thể âm thầm phát triển trong đường tiêu hóa mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ngay lập tức. Vì vậy, nhiều người nhiễm bệnh mà không hề hay biết. Nếu vi khuẩn HP tồn tại lâu trong dạ dày, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và thậm chí ung thư dạ dày.
2. Vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua các con đường phổ biến sau:
- Dùng chung các vật dụng cá nhân.
- Tiếp xúc với nước bọt hoặc chất thải của người bệnh.
- Ăn uống chung với người bệnh.
- Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm tái, sống.
- Sử dụng dụng cụ y tế không được vệ sinh kỹ lưỡng khi thăm khám, có tiếp xúc với răng miệng của người bệnh.
3. Các dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP
Triệu chứng nhiễm khuẩn HP rất đa dạng, bao gồm đau âm ỉ vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và cảm giác nhanh no khi ăn. Một số bệnh nhân có thể phát hiện vi khuẩn HP qua việc khám hôi miệng, trong khi những người khác tình cờ phát hiện qua kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây bệnh nhân cần đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời:
- Phân có lẫn máu, có màu đỏ sẫm hoặc đen như bã cà phê.
- Khó thở.
- Nôn ra máu.
- Mệt mỏi không rõ lý do.
- Da nhợt nhạt.
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội.
- Chóng mặt và có thể ngất xỉu do thiếu máu hoặc cơn đau quá nghiêm trọng.
4. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán vi khuẩn HP, người bệnh có thể thực hiện hai nhóm xét nghiệm chính:
4.1. Xét nghiệm xâm lấn
Chẩn đoán vi khuẩn HP được thực hiện dựa trên nội soi dạ dày. Thông qua phương pháp này bác sĩ quan sát tình trạng thực quản, niêm mạc dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy mẫu mô dạ dày để xét nghiệm tìm vi khuẩn HP hoặc nuôi cấy mẫu mô đó để xác định sự hiện diện của HP. Sau đó, bác sĩ sẽ tìm loại kháng sinh phù hợp hoặc bị kháng với HP.
4.2. Xét nghiệm không xâm lấn
Xét nghiệm không xâm lấn bao gồm các phương pháp sau:
Xét nghiệm máu tìm kháng thể: Phương pháp này giúp kiểm tra sự hiện diện của kháng thể vi khuẩn HP trong máu cho thấy vi khuẩn này tồn tại trong dạ dày và đường ruột hay không.
Xét nghiệm hơi thở (Test HP): Với thiết bị đo DPM đặc biệt, bác sĩ có thể kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn HP thông qua hơi thở bệnh nhân.
Tìm kháng nguyên trong phân: Xét nghiệm này thường không được sử dụng để sàng lọc nhiễm khuẩn HP, mà chủ yếu nhằm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đã nhiễm khuẩn HP. Phương pháp này bao gồm xét nghiệm kháng nguyên trong phân người bệnh và xét nghiệm PCR phân.
5. Điều trị nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?
Sau khi xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn HP, người bệnh nên điều trị triệt để để ngăn ngừa biến chứng ung thư dạ dày. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị loại vi khuẩn này, nhưng việc lựa chọn phác đồ cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như:
5.1. Điều trị bằng thuốc
Thời gian điều trị thường kéo dài 14 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể sử dụng thuốc ức chế tiết axit và kháng sinh để điều trị vi khuẩn HP. Để đạt hiệu quả tối đa, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra.
5.2. Điều chỉnh lối sống
Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể điều trị và giảm thiểu nguy cơ tái phát nhiễm khuẩn HP thông qua việc điều chỉnh các thói quen hàng ngày như:
- Nghỉ ngơi đủ giấc và đúng giờ.
- Hạn chế căng thẳng.
- Tránh tiêu thụ rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích.
- Bổ sung rau củ và các thực phẩm chứa lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe đường ruột.
- Hạn chế các món nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc chứa nhiều axit như cam, chanh…
6. Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
- Tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và không ôi thiu.
- Đảm bảo chế biến thức ăn sạch sẽ.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Giữ tinh thần thoải mái.
- Không tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá, các thức ăn cay nóng…
- Khám hệ tiêu hóa định kỳ.
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn phổ biến có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, việc hiểu rõ về loại vi khuẩn này và cách phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ nguy cơ nào nhiễm vi khuẩn HP để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ BÌNH VỊ THÁI MINH
Dành cho người bị trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày
Các nghiên cứu và xét nghiệm tiến hành tại Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Quân Y 103 (*) cho thấy Bình Vị Thái Minh có tác dụng:
- Hỗ trợ trung hòa, giảm tiết acid dịch vị ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày
- Ức chế rõ rệt sự phát triển của vi khuẩn HP
- Hỗ trợ bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của acid dịch vị, hồi phục vết loét
- Hỗ trợ kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc toàn quốc.
>> Ưu đã đặc biệt MUA 1 TẶNG 1 dành cho 30 Khách hàng may mắn mỗi ngày khi đặt mua hàng TẠI ĐÂY
- Website: https://binhvithaiminh.vn/
- Tư vấn miễn cước và đặt hàng: 1800.6397
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. (XNQC: 2794/2020/XNQC-ATTP) (*) Nguồn: - Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị trào ngược dạ dày - thực quản và viêm loét dạ dày - tá tràng của viên nén Bình Vị Thái Minh trên thực nghiệm của Bộ Môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội (tháng 4.2021) - Kết quả xét nghiệm đánh giá hiệu lực kháng Helicobacter Pylory tại Bộ môn - Khoa Vi sinh, bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân Y (tháng 2.2022)