Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày, thực quản

Một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày thực quản ngày càng mang lại hiệu quả cao, giúp giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc chống viêm loét dạ dày thực quản và một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này, cùng tìm hiểu để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Lê Thị Bảo Ngọc, chuyên ngành Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày chống acid chlorhydrique

Nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày này hoạt động bằng cách trung hòa ion H+ của HCl, làm tăng độ pH lên 3. Nhờ đó, tính acid (khả năng gây loét) bị thay đổi, trong khi pH ít bị ảnh hưởng (khả năng đệm). Hai loại thuốc chống acid phổ biến thường được sử dụng bao gồm:

1.1 Thuốc chống acid ion (-) anion

Thuốc có khả năng trung hòa acid nhanh chóng và mạnh mẽ nhưng không có khả năng đệm. Do đó, nhóm thuốc này ít được sử dụng trong các trường hợp viêm cấp hoặc rối loạn cơ năng dạ dày và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn (1-2 ngày).

1.2 Thuốc chống acid ion (+) cation

Nhóm thuốc chống acid này có khả năng đệm tốt. Một số loại thuốc tiêu biểu bao gồm: Maalox, Polisilane gel, Phosphalugel, Gastevin, Barudon,...

Để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày để duy trì độ pH luôn trên 3 - 3,5. Lưu ý, người bệnh không nên uống thuốc trước bữa ăn vì sẽ gây tác dụng ngược, thay vào đó hãy uống sau khi ăn.

Ngoài ra, nhóm thuốc này cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc khác của cơ thể. Do đó, nếu sử dụng thêm thuốc khác, người bệnh hãy uống thuốc đó sau khi uống thuốc chống acid ít nhất 2 giờ.

2. Các thuốc chống bài tiết ức chế thụ thể H2

Được sử dụng từ năm 1978, Cimetidin (Cimet hoặc Tagamet) đã được phát triển liên tục với nhiều thế hệ thuốc có hiệu quả mạnh mẽ, ít tác dụng phụ và liều dùng thấp hơn. Cách sử dụng các loại thuốc điều trị tình trạng viêm loét dạ dày thuộc nhóm này như sau:

2.1 Cimetidin

  • Liều dùng: 400 - 800mg, Cimetidin có các loại viên nén 200mg - 300mg - 400mg hoặc dạng tiêm 300mg/2ml.  
  • Cách dùng: Uống 1 lần mỗi ngày vào buổi chiều.

2.2 Ranitidine

  • Liều dùng: 150mg đến 300mg, Ranitidine có hai dạng chính bao gồm viên nén 150mg - 300mg và dạng tiêm (50mg/2ml).  
  • Cách dùng: Uống một lần mỗi ngày vào buổi chiều.

2.3 Nizatidine

  • Liều dùng: 20 - 40mg, Nizatidine có dạng viên nén với các hàm lượng 10mg - 20mg - 30mg hoặc dạng tiêm với hàm lượng 50mg/2ml.  
  • Cách dùng: Uống 1 lần mỗi ngày vào buổi chiều.

2.4 Famotidine (Servipep, Quamatel)

  • Liều dùng: 30 đến 40mg, Famotidine dạng viên nén với hàm lượng 20mg - 40mg.
  • Cách dùng: Uống 1 lần mỗi ngày vào buổi chiều. 

Ngoài tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, các loại thuốc này còn được sử dụng để trị chứng trào ngược, tăng acid và dự phòng viêm loét tái phát.


Cimetidin được sử dụng là thuốc điều trị viêm loét dạ dày.
Cimetidin được sử dụng là thuốc điều trị viêm loét dạ dày.

3. Nhóm thuốc tạo màng bọc

Nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày này hoạt động bằng cách kết dính với dịch nhầy trong dạ dày tạo lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng trung hòa acid dạ dày, tuy nhiên hiệu quả yếu hơn so với thuốc chống acid.

Các loại thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhóm này bao gồm:

3.1 Silicate Al (Kaolin, Smecta), Silicate Mg (Gastropulgite), Bismuth (Subcitrate Bismuth hay CBS)  

  • Thuốc có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Liều dùng: 120mg mỗi lần, uống 4 lần mỗi ngày.  

3.2 Sucralfate (Ulcer, Sucrate gel, Keal, Sucrabest,...)

  • Thuốc có khả năng bám dính mạnh vào protein trong dịch nhầy dạ dày, không bị phá hủy bởi mật, ngăn chặn tình trạng tái hấp thu ion H+ và kích thích dạ dày sản xuất prostaglandin.  
  • Liều dùng: 1g mỗi lần, sử dụng 3-4 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

3.3 Prostaglandin (Chỉ dùng các loại prostaglandin E1 và E2)

  • Thuốc có tác dụng ngăn chặn tình trạng tiết acid dạ dày, kích thích sản xuất chất nhầy, bicarbonate và cải thiện lưu lượng máu đến dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc hiếm khi được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày thực quản. Thay vào đó, thuốc chủ yếu được dùng để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng khi dùng các thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin. Các biệt dược phổ biến gồm Enprostol và Misoprostol.
  • Liều dùng: 200mg mỗi lần, 4 lần mỗi ngày hoặc 400mg mỗi lần, 2 lần mỗi ngày, sử dụng trong khi ăn và trước khi đi ngủ.

4. Các thuốc ức chế bơm proton

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nhóm này hoạt động bằng cách ức chế men H+/K+ ATPase, ngăn cản không cho tế bào bơm H+ ra ngoài (không tiết dịch HCI). Nhóm thuốc này có nhiều loại biệt dược khác nhau với cách sử dụng cụ thể như sau:

4.1 Lansoprazole

  • Liều dùng: 15mg đến 30mg, Lansoprazole có các dạng viên nang chứa 15mg - 30mg.  
  • Cách dùng: Uống một lần mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 tuần.

4.2 Omeprazole

  • Liều dùng: 20mg đến 40mg, Omeprazole có dạng viên nang 20mg - 40mg hoặc thuốc tiêm 40mg mỗi ống.
  • Cách dùng: Uống một lần mỗi ngày trong khoảng 4 đến 6 tuần (đối với trẻ em trên 1 tuổi, liều dùng là 1mg/kg nhưng không vượt quá 20mg/ngày). Đối với thuốc tiêm nên tiêm chậm 5 phút, không vượt quá 4ml mỗi phút.

4.3 Pantoprazole

  • Liều dùng: 40mg, Pantoprazole có dạng tiêm 40mg/ống hoặc viên nang 20mg - 40mg.
  • Cách dùng: Tiêm chậm IV 2 - 3 phút hoặc uống một lần mỗi ngày kéo dài từ 2 đến 8 tuần.

4.4 Rabeprazole

  • Liều dùng: 20mg, Rabeprazole có các dạng viên nén 10mg - 20mg.
  • Cách dùng: Uống một lần mỗi ngày trong thời gian từ 2 đến 8 tuần.

4.5 Esomeprazol

  • Liều dùng: 20mg đến 40mg, Esomeprazol có các dạng viên nén 20mg - 40mg.
  • Cách dùng: Uống một lần mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 tuần.

Ngoài chống loét, các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày này còn có tác dụng điều trị chứng trào ngược dạ dày - thực quản và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (khi kết hợp với các thuốc khác).


Selbex được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày thực quản.
Selbex được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày thực quản.

5. Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày thực quản khác

5.1 Mucosta hoặc Rebamipide

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh Prostaglandin, từ đó giúp cải thiện chất lượng lớp chất nhầy. Cụ thể, thuốc làm tăng thành phần Glycoprotein, giúp niêm mạc dạ dày thoát khỏi tình trạng bám dính của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Đồng thời, thuốc còn ức chế hoạt động của các bạch cầu trung tính sản sinh Cytokine.

Nhờ đó, thuốc mang lại nhiều lợi ích bao gồm: thúc đẩy quá trình lành ổ loét, ngăn ngừa loét tái phát, giảm thiểu triệu chứng viêm trong các đợt viêm dạ dày cấp tính và phòng ngừa loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

Các loại thuốc này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với thuốc ức chế H2, thuốc tạo màng bọc hoặc thuốc chống acid. Liều dùng của thuốc là viên nén 100mg, uống 3 lần mỗi ngày và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ.

5.2. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày thực quản Selbex

Selbex là một loại thuốc chứa hoạt chất Teprenone, giúp kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy. Thuốc này thường được phối hợp với các thuốc khác để tăng cường khả năng liền sẹo, rút ngắn thời gian liền sẹo, giảm nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày và tổn thương trong trường hợp viêm dạ dày cấp.

Cách sử dụng: Dùng mỗi ngày ba lần, mỗi lần một viên nén có hàm lượng 50mg sau khi ăn. Thuốc ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên, phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng thuốc do chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn của thuốc đối với các đối tượng này.

6. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Để đảm bảo hiệu quả tối đa, người bệnh cần lưu ý hướng dẫn sử dụng của một số loại thuốc trước khi dùng, ví dụ, một số hoạt chất cần được uống trước bữa ăn hoặc ngay khi cơn đau xuất hiện.

Người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc phù hợp và liều dùng chính xác nhất cho tình trạng của người bệnh. Thời gian điều trị có thể khác nhau tùy theo từng cá nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất. 

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày và thực quản. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh này, mọi người nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn về liều dùng và thời gian điều trị phù hợp. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những tác động không mong muốn. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ BÌNH VỊ THÁI MINH

Dành cho người bị trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày

Các nghiên cứu và xét nghiệm tiến hành tại Đại học Y Hà NộiBệnh viện Quân Y 103 (*) cho thấy Bình Vị Thái Minh có tác dụng:

  • Hỗ trợ trung hòa, giảm tiết acid dịch vị ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày
  • Ức chế rõ rệt sự phát triển của vi khuẩn HP
  • Hỗ trợ bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của acid dịch vị, hồi phục vết loét
  • Hỗ trợ kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua

Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc toàn quốc.

Bình vị Thái Minh

>> Ưu đã đặc biệt MUA 1 TẶNG 1 dành cho 30 Khách hàng may mắn mỗi ngày khi đặt mua hàng TẠI ĐÂY

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. (XNQC: 2794/2020/XNQC-ATTP) (*) Nguồn: - Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị trào ngược dạ dày - thực quản và viêm loét dạ dày - tá tràng của viên nén Bình Vị Thái Minh trên thực nghiệm của Bộ Môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội (tháng 4.2021) - Kết quả xét nghiệm đánh giá hiệu lực kháng Helicobacter Pylory tại Bộ môn - Khoa Vi sinh, bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân Y (tháng 2.2022)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe