Vai trò của ECG trên bệnh nhân có ACS

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hội chứng mạch vành cấp (ACS) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các tình trạng liên quan đến đột ngột giảm lưu lượng máu đến tim. Hội chứng vành cấp này thường gây đau ngực hoặc khó chịu nghiêm trọng. Đây là một cấp cứu y tế đòi hỏi chẩn đoán và chăm sóc kịp thời.

1. Triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp (tiếng Anh là Acute coronary syndrome và viết tắt là ACS) mô tả một loạt các tình trạng liên quan đến đột ngột giảm lưu lượng máu đến tim. Sự tắc nghẽn này có thể xuất hiện đột ngột và xảy ra ngay lập tức, hoặc nó có thể xuất hiện và biến mất trong một khoảng thời gian.

Hội chứng mạch vành cấp xảy ra do sự tích tụ của các chất béo trong và trên các thành của động mạch vành. Những động mạch này chịu trách nhiệm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim.


Hội chứng mạch vành cấp xảy ra do sự tích tụ của các chất béo trong và trên các thành của động mạch vành
Hội chứng mạch vành cấp xảy ra do sự tích tụ của các chất béo trong và trên các thành của động mạch vành

2. Triệu chứng thực thể của hội chứng mạch vành

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp thường khởi phát đột ngột. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Đau ngực (đau thắt ngực) hoặc khó chịu, thường được mô tả là đau, đè nén, căng ngực hoặc nóng rát
  • Đau lan từ ngực đến vai, cánh tay, bụng trên, lưng, cổ hoặc hàm
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Khó tiêu
  • Khó thở
  • Đột ngột đổ mồ hôi nhiều
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Mệt mỏi bất thường mà không giải thích được
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc sợ hãi.

3. Dấu hiệu ECG của thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cục bộ xảy ra khi khả năng cung không đáp ứng được nhu cầu của cơ tim và có thể xảy ra khi giảm hoặc tăng nhu cầu oxy. Thiếu máu cục bộ là một quá trình có thể đảo ngược nếu lưu lượng máu được phục hồi đến cơ tim trước khi tổn thương tế bào vĩnh viễn xảy ra.

Bệnh nhân trong giai đoạn sớm của hội chứng mạch vành cấp thường có kết quả ECG cho thấy những thay đổi trong đoạn ST hoặc sóng T phù hợp với thiếu máu cơ tim, nguyên nhân sự thay đổi này là do thiếu máu cục bộ trước diễn ra tổn thương tế bào cơ tim và tổn thương trước khi chết tế bào cơ tim (hoại tử hoặc nhồi máu).

Các dạng thiếu máu cục bộ ECG quen thuộc nhất là chênh đoạn ST theo chiều ngang hoặc dốc xuống từ 1 mm trở lên và đảo ngược sóng T. Có mối tương quan giữa số lượng ECG dẫn cho thấy mức độ lệch ST, độ rộng và mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành. Nếu đoạn ST chênh xuống xảy ra ở 8 đạo trình trở lên cùng với ST chênh ở AVR và V1, thì người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành trái.

4. Vai trò ECG trên bệnh nhân có ACS


Điện tâm đồ (ECG) là kỹ thuật chẩn đoán đo hoạt động điện của nhịp tim
Điện tâm đồ (ECG) là kỹ thuật chẩn đoán đo hoạt động điện của nhịp tim
  • Điện tâm đồ (ECG) là kỹ thuật chẩn đoán đo hoạt động điện của nhịp tim. Với mỗi nhịp đập, một xung điện (hay sóng sóng) đi xuyên qua trái tim. Sóng này khiến cơ tim co bóp và bơm máu đi từ tim. Nhịp tim bình thường trên ECG sẽ hiển thị thời gian của các buồng tim trên và dưới.
  • Thuật ngữ hội chứng mạch vành cấp tính (ACS) dùng để chỉ sự cơ chế bệnh lý của bệnh này diễn tiến liên tục, bệnh bắt đầu bằng vỡ mảng bám trong động mạch vành và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn động mạch do huyết khối.
  • Ba giai đoạn riêng biệt của quá trình liên tục này là đau thắt ngực không ổn định (UA); nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI) và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (STEMI).
  • Người bệnh bị đau ngực và ST chênh lên xuất hiện trên ECG sẽ được phân loại là STEMI. Bệnh nhân bị đau ngực, không chênh ST trên điện tâm đồ và dấu ấn sinh học tim bình thường được phân loại là UA. Bệnh nhân có dấu ấn sinh học tăng được phân loại là nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe