Ưu điểm và nhược điểm kỹ thuật cộng hưởng từ bó sợi thần kinh

Kỹ thuật cộng hưởng từ bó sợi thần kinh kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh lý thần kinh khi bác sĩ nghi ngờ có tổn thương sợi trục hoặc cần tìm liên quan giữa tổn thương và sợi trục để tránh tổn thương sợi trục khi can thiệp vào tổn thương.

1. Cộng hưởng từ bó sợi thần kinh là gì?

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh hay còn được gọi là chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong tạo ảnh cộng hưởng từ, được áp dụng để phát hiện những bệnh lý liên quan đến thần kinh, trong đó các sợi trục thần kinh bị tổn thương.

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh là kỹ thuật tái tạo 3D giúp khảo sát chuyển động nước trong mô, cung cấp thông tin về mật độ tế bào, sự toàn vẹn cấu trúc, phân biệt u, hoại tử, vùng bình thường, phân biệt giữa áp xe nãou não, đánh giá độ mô học của u và đánh giá các dây thần kinh sử dụng dữ liệu được thu thập bằng hình ảnh sức căng.


Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh hay còn được gọi là chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng
Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh hay còn được gọi là chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng

2. Mục đích của chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh

Mục đích của chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh để đánh giá các tổn thương sợi trục của não, tủy sống hoặc tìm liên quan giữa tổn thương và các bó sợi thần kinh, từ đó tránh làm tổn thương các bó sợi thần kinh khi điều trị các tổn thương.

Phương pháp chụp cộng hưởng giúp bác sĩ phát hiện, chẩn đoán sớm và chẩn đoán đúng được nhiều bệnh mà trước kia khó khăn hoặc không chẩn đoán được.

3. Khi nào có chỉ định chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh?

Chỉ định của chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh khi bác sĩ chuyên khoa có nghi ngờ bệnh nhân bị tổn thương có chèn ép, xâm lấn vào các bó sợi thần kinh hoặc bác sĩ muốn đánh giá mối liên quan của khu vực bị tổn thương với các bó sợi để từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp, tránh gây tổn thương các bó sợi vận động hay cảm giác.

Bệnh nhân có chỉ định chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh khi:

  • Bệnh nhân có các bệnh lý u não xâm lấn hoặc nằm cạnh các bó sợi trục
  • Xơ cứng đa ổ, tổn thương chất trắng trong bệnh nhồi máu não, chảy máu,...
  • Các tổn thương dị dạng mạch máu não, cần tìm mối liên quan vùng dị dạng với bó sợi trục.
  • Dị dạng bẩm sinh: Lạc chỗ chất xám, bệnh não chẻ,...
  • Động kinh
  • Bại não

1 số trường hợp bệnh nhân không thực hiện được chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh bó sợi thần kinh nếu:

  • Người bệnh có trong người máy tạo nhịp tim, điện cực ốc tai, các bơm thuốc tự động trong người
  • Trong người có kim loại có từ tính (1 số trường hợp bác sĩ vẫn cho thực hiện, tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân)
  • Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình
  • Không có khả năng nằm yên (tuy nhiên bác sĩ có thể cho dùng thuốc an thần).

Bệnh nhân có chỉ định chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh khi có các bệnh lý u não xâm lấn hoặc nằm cạnh các bó sợi trục
Bệnh nhân có chỉ định chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh khi có các bệnh lý u não xâm lấn hoặc nằm cạnh các bó sợi trục

4. Ưu điểm và nhược điểm kỹ thuật cộng hưởng từ bó sợi thần kinh

  • Ưu điểm của kỹ thuật cộng hưởng từ bó sợi thần kinh:

Hình ảnh khuếch tán theo lực là kỹ thuật hình ảnh phát triển từ hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán đơn giản. Vì vậy kỹ thuật chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh cho phép xác định hướng cũng như độ lớn của sự khuếch tán.

Khả năng phát hiện đường đi của các bó sợi thần kinh trong não sử dụng hình ảnh khuếch tán theo lực được gọi là hình bó sợi thần kinh. Hình bó sợi thần kinh giúp tạo ra các hình ảnh hai hay ba chiều của hệ thống các sợi thần kinh não, từ đó hình ảnh đa chiều hơn giúp bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá, phát hiện những bất thường, vị trí tổn thương.

Trong u não, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh cho phép xác định sự xâm lấn hay đè đẩy các bó sợi thần kinh, liên quan u não và các sợi thần kinh các thông tin rất quan trọng trong lập kế hoạch điều trị u não.

Chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh giúp cung cấp thêm các thông tin quan trọng về nhiều quá trình bệnh lý ở sọ não mà cộng hưởng từ thường quy không thể hoặc rất khó đánh giá như trong bệnh lý về u, viêm, rối loạn chất trắng,...

  • Nhược điểm của kỹ thuật cộng hưởng từ bó sợi thần kinh

Hiện nay chưa có báo cáo nào về tác hại của từ trường đối với cơ thể. Tuy nhiên, từ trường cao của máy chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh có thể gây hại đến các thiết bị cấy – ghép bằng kim loại bên trong cơ thể.

Tất cả các vật kim loại cần được lấy ra trước khi chụp vì vậy, trước khi chụp, bệnh nhân cần thông báo cho nhân viên y tế phòng chụp cộng hưởng từ về các thông tin như: có đặt máy trợ thính, van tim nhân tạo, cấy ghép thiết bị điện tử, kim loại, răng giả... trong người hay không.

Trừ khi thật cần thiết, nếu không không nên sử dụng với các bệnh nhân mang thai ở quý đầu.

Nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay những tổn thương, bệnh lý liên quan đến các dây, sợi thần kinh có thể được phát hiện và chẩn đoán nhanh nhờ vào kỹ thuật chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh. Tuy nhiên để có hình ảnh tốt cũng như tìm ra phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh nhân nên chọn các địa chỉ có hệ thống máy móc chụp cộng hưởng từ hiện đại chất lượng để khám.


Từ trường cao của máy chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh có thể gây hại đến các thiết bị cấy – ghép bằng kim loại bên trong cơ thể
Từ trường cao của máy chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh có thể gây hại đến các thiết bị cấy – ghép bằng kim loại bên trong cơ thể

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe