Tỉ lệ sống sót sau điều trị ung thư giúp những người mắc bệnh ung thư biết được việc duy trì sự sống trong một khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ không thể cụ thể hóa được việc liệu những người còn sống sau khi mắc bệnh ung thư có còn đang trong giai đoạn điều trị hoặc liệu họ đã khỏi hẳn căn bệnh này hay không.
Tương tự như việc ung thư sống được bao lâu, trong lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nhiều bệnh nhân sẽ không khỏi thắc mắc về tiên lượng tình trạng bệnh của họ. Các bác sĩ không có khả năng cho bệnh nhân biết trước được biến chuyển trong tương lai của căn bệnh, nhưng họ có thể đưa ra một số suy đoán dựa trên những dữ liệu lấy từ các bệnh nhân khác.
1. Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư là gì?
Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư có thể cho họ biết được tỷ lệ về sự sống trong một khoảng thời gian cụ thể. Bảng số liệu này thường sẽ cho người bệnh biết những con số tổng quát đo được sau mỗi 5 năm.
Những tỷ lệ này thường được biểu hiện dưới định dạng bảng theo tỉ số phần trăm. Ví dụ, tỉ lệ sống sót sau điều trị ung thư bàng quang trong vòng 5 năm là 77%. Điều này cho thấy rằng, cứ mỗi 100 người mắc căn bệnh này thì sẽ có 77 người sẽ sống sót sau thời gian chẩn đoán 5 năm. Đồng nghĩa với việc đã có 23 người chết vì tình trạng ung thư này trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư được dựa trên nghiên cứu về dữ liệu thu thập được từ hàng trăm hoặc hàng ngàn bệnh nhân, những người mắc một loại ung thư cụ thể nào đó. Một tỷ lệ sống sót tổng quát sẽ được phân tích từ dữ liệu của bệnh nhân ở mọi độ tuổi và tình trạng sức khỏe cùng với việc họ có được chẩn đoán mắc bệnh từ sớm hay không.
Bác sĩ có thể cho họ biết về thống kê tỷ lệ sống dựa trên giai đoạn ung thư mà người bệnh đang phải trải qua. Ví dụ, 56% những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi trong giai đoạn đầu có khả năng sống lâu hơn đến ít nhất là 5 năm sau thời gian chẩn đoán. Bảng số liệu 5 năm về những bệnh nhân mắc ung thư phổi cho thấy có 5% trong số họ gặp phải tình trạng ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Bảng tiên lượng ung thư tổng quát sẽ không thể cụ thể hóa được việc liệu những người còn sống sau khi mắc bệnh ung thư có còn đang trong giai đoạn điều trị hoặc liệu họ đã khỏi hẳn căn bệnh này hay không. Dưới đây là một số loại bảng tỷ lệ sống sót có tính cụ thể hơn:
- Bảng tỷ lệ người đã khỏi hẳn ung thư: Biểu thị số liệu về những người không nhận thấy các dấu hiệu bệnh ung thư.
- Bảng tỷ lệ những người đang trong giai đoạn ung thư không có chuyển biến xấu đi: Biểu thị về số lượng những người đã được điều trị ung thư và không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng ung thư tái phát hoặc biểu thị về những người vẫn đang trong giai đoạn ổn định.
Những bảng tỷ lệ trên thường sẽ biểu thị số liệu theo khoảng thời gian 5 năm và điều này không đồng nghĩa với việc ung thư sẽ không thể tái phát sau khoảng thời gian này. Một số loại ung thư tái phát sau rất nhiều năm điều trị khỏi. Ở một số loại ung thư, nếu chúng không tái phát sau khoảng thời gian 5 năm sau chẩn đoán lần đầu thì việc mắc lại chúng sẽ rất khó xảy ra. Hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng tái phát của loại bệnh ung thư mà bạn đang mắc phải.
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
2. Những bảng tỉ lệ sống sót sau điều trị ung thư sẽ giúp ích gì?
Bạn và bác sĩ có thể sử dụng những thống kê tỉ lệ sống sót sau điều trị ung thư để:
- Hiểu về tiên lượng của bản thân: Với dữ liệu từ việc trải nghiệm của nhiều người khác cùng hoàn cảnh với bạn có thể giúp bác sĩ đưa ra tiên lượng ung thư cũng như khả năng chữa trị dứt điểm. Một số yếu tố khác gồm có độ tuổi và sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ sử dụng những yếu tố này để giúp bạn hiểu rõ hơn về độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
- Phát triển một kế hoạch điều trị: Các thống kê có thể cho bạn thấy sự phản ứng với việc điều trị của những người mắc cùng loại và trong cùng giai đoạn ung thư với bạn. Từ nguồn thông tin này cũng như những mục đích mà bạn đề ra cho việc điều trị bệnh, bạn có thể tiên lượng trước được những mặt lợi và hại của lựa chọn liệu pháp điều trị. Ví dụ, nếu 2 liệu pháp điều trị đều có khả năng giúp tình trạng bệnh thuyên giảm tương tự nhau, nhưng một trong số chúng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ hơn thì việc lựa chọn liệu pháp chứa ít tác dụng phụ sẽ có thể đem lại kết quả tốt cho bạn.
Một liệu pháp điều trị có thể đem lại cơ hội chữa khỏi bệnh ung thư cho bệnh nhân, nhưng điều này là rất hiếm với tỉ lệ chỉ khoảng từ 1 đến 2 người trên 100 người. Nhưng điều này cũng đủ làm động lực để bệnh nhân đánh đổi việc mắc các tác dụng phụ từ liệu pháp để được chữa khỏi ung thư. Đối với một số người thì việc đánh đổi này là không thể.
Các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như rủi ro mà mỗi liệu pháp điều trị mang lại.
3. Điều gì mà các bảng tỷ lệ sống sót không thể cho bạn biết?
Các thống kê tỷ lệ sống có thể sẽ khiến bạn không thỏa ý. Mỗi một tỷ lệ biểu hiện về số lượng bệnh nhân mắc một loại ung thư có thể được dựa trên hàng ngàn người bệnh. Dù chúng có khả năng đem lại cho bạn lượng thông tin tổng quát, những bảng tỉ lệ này sẽ không thể cho bạn thấy thông tin cá nhân hóa về một phương pháp trị dứt điểm căn bệnh này. Chính vì lý do này mà một số người phớt lờ đi những bảng tỉ lệ sống sót sau điều trị ung thư.
Các thống kê tỷ lệ sống thường sẽ không tính đến yếu tố về tình trạng y tế của bệnh nhân. Nếu bạn có một sức khỏe tốt thì việc vượt qua bệnh ung thư với tỉ lệ cao hơn các thống kê dự đoán là hoàn toàn có thể.
Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề y tế nghiêm trọng nào thì tỉ lệ sống sót sẽ bị giảm đi. Bác sĩ có thể giúp điều chỉnh thống kê một cách phù hợp hơn với tình trạng cụ thể của bạn.
Các bảng thống kê tỷ lệ sống sót còn có một số hạn chế khác. Ví dụ, chúng không thể:
- Đưa ra các số liệu từ những liệu pháp điều trị mới nhất: Những số liệu thống kê hiện thời mà bạn sử dụng đều được lấy từ những chẩn đoán của các bệnh nhân hơn 5 năm về trước. Những tác động mà những phương pháp điều trị ung thư mới nhất mang lại sẽ không thể được ghi nhận trên bảng tỷ lệ ít nhất là trong 5 năm tới.
- Cho bạn biết nên chọn lựa liệu pháp điều trị ung thư nào: Điều này sẽ phụ thuộc vào bạn và bác sĩ. Một số người sẽ chọn những liệu pháp điều trị ung thư mang lại hiệu quả nhất để chữa bệnh. Nhưng nhiều bệnh nhân khác lại đánh giá các yếu tố như tác dụng phụ, chi phí và lịch trình chữa trị để ra một quyết định phù hợp.
4. Bạn cũng có thể lựa chọn việc lờ đi các bảng thống kê tỷ lệ sống sót
Các bảng tỷ lệ này sẽ không thể cho bạn biết chính xác về tình trạng của bản thân, vì thế việc lựa chọn lưu ý đến các số liệu thống kê này hay không là tùy thuộc vào bạn. Bạn có thể cảm thấy rằng những thống kê từ bảng tỷ lệ sẽ không phù hợp hoặc hữu ích với bản thân. Nhưng vẫn có nhiều người muốn hiểu biết tường tận hơn về loại ung thư mà họ đang mắc. Chính vì vậy, việc biết được một số thông tin liên quan sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ nét hơn về tiên lượng của bản thân.
Hiểu biết tường tận về loại bệnh ung thư mà bạn đang mắc có thể giúp làm giảm sự lo âu khi phân tích các sự lựa chọn về liệu pháp điều trị, nhưng bên cạnh đó thì các thống kê tỉ lệ sống sót sau điều trị ung thư có thể gây khó hiểu và lo âu. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn quyết định không quan tâm đến những con số tỷ lệ này. Một số người thích có một cái nhìn toàn cảnh hơn là các thống kê chi tiết. Hãy cho bác sĩ biết bạn thích cách tiếp nhận thông tin nào hơn cũng như đặt mọi câu hỏi và trao đổi những quan ngại về những bảng thống kê liên quan đến ung thư này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, cancer.net, mayoclinichealthsystem.org, cancer.ca