Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Trẻ sơ sinh là những đối tượng có tốc độ phát triển rất nhanh, trong đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra những sự thay đổi đến ngạc nhiên của trẻ. Thời điểm từ 4 đến 12 tháng là một trong những dấu mốc quan trọng đó. Trẻ bắt đầu biết bò và bập bẹ nói, đây là cột mốc đánh dấu sự giao tiếp của trẻ với môi trường xung quanh.
1. Sự phát triển của trẻ từ 4 đến 7 tháng tuổi
1.1 Các mốc quan trọng của trẻ từ 4 đến 7 tháng tuổi
Trong thời gian này, trẻ sơ sinh bắt đầu gia tăng những biểu hiện và giao tiếp với thế giới xung quanh. Bé mỉm cười, đôi khi cười thành tiếng và nói những "cuộc trò chuyện" bập bẹ với bạn. Cùng khoảng thời gian này, trẻ cũng sẽ dần hình thành khả năng di chuyển mặc dù không nhiều. Khi được 7 tháng, trẻ có thể lật người từ tư thế ngửa thành tư thế nằm sấp và trở lại. Trẻ cũng có thể ngồi mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ và hơn nữa trẻ có thể đứng được thẳng nếu được cha mẹ hỗ trợ một phần. Bé có thể sử dụng tay để cầm, cào, kéo các đồ vật lại gần và có thể cầm đồ chơi và di chuyển chúng từ tay này sang tay khác.
Thính giác và thị giác của bé vẫn tiếp tục phát triển, trẻ sẽ dần nhạy cảm hơn với giọng nói của bạn và có thể chú ý đến những câu nói nhấn mạnh của bạn, ví dụ như khi bạn nói "không". Lúc này, trẻ cũng đã biết được tên của mình mình và sẽ quay lại nhìn bạn khi bạn gọi.
Giờ đây, trẻ có thể nhìn thế giới đầy màu sắc và khoảng cách có thể nhìn rõ bắt đầu xa hơn. Nếu bạn di chuyển một món đồ chơi trước mặt bé, bé sẽ hướng mắt và quan sát nó bằng mắt. Trẻ cũng rất thích thú nếu thấy được mình qua gương.
1.2. Vai trò của cha mẹ để có thể giúp trẻ phát triển tốt trong giai đoạn này
Em bé của bạn phát triển khỏe mạnh một phần nhờ những tương tác mà bé có với bạn, vì vậy hãy hòa nhập vào trò chơi và mọi thứ khi bạn chơi với bé. Thể hiện với trẻ bằng những nụ cười và âu yếm, và giao tiếp với trẻ khi trẻ bắt đầu nói những tiếng bập bẹ. Điều này giúp khuyến khích kỹ năng giao tiếp của trẻ. Cùng nhau đọc sách mỗi ngày, kể tên những đồ vật bạn nhìn thấy trong sách và xung quanh bạn.
Hãy cho trẻ nhiều cơ hội để củng cố các kỹ năng thể chất mới bằng cách giúp trẻ ngồi và cố định an toàn, để trẻ chơi bằng cả bụng và lưng. Trước khi trẻ có thể bò, hãy đảm bảo giữ trẻ trong nhà và giữ môi trường an toàn cho trẻ khám phá.
Cung cấp nhiều loại đồ chơi và đồ vật gia đình phù hợp với lứa tuổi (như thìa gỗ hoặc thùng giấy) để bé khám phá. Bạn nên thiết lập một thời gian biểu dành cho trẻ, từ đó có thể hình thành những thói quen tốt về thời gian ngủ, cho ăn và chơi.
Đến 6 tháng tuổi, bé có thể sẵn sàng bắt đầu học cách ăn dặm.
1.3. Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý trong giai đoạn này
Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo tốc độ khác nhau và không hoàn toàn giống bất kỳ ai, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn có những dấu hiệu cảnh báo sau:
- Có biểu hiện co cứng các cơ hoặc các cơ mềm nhũn;
- Các cơ ở cổ không đủ khoẻ để cố định phần đầu của trẻ;
- Không thể tự ngồi mà không có sự trợ giúp;
- Không có phản ứng với tiếng ồn hoặc niềm vui;
- Không tình cảm với những người thân thiết nhất;
- Không có hứng thú với các đồ chơi.
2. Sự phát triển của trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi
2.1. Các mốc quan trọng phát triển quan trọng của trẻ
Thời điểm từ 8 đến 12 tháng, trẻ sơ sinh giờ đây có thể nói là một nhà thám hiểm háo hức. Bạn có thể phải ngạc nhiên về việc trẻ có thể di chuyển được nhiều hơn và xa hơn, vòng quanh nhà. Trẻ bây giờ có thể bò hoặc trường đi một cách thành thạo. Trẻ đến tháng thứ 12 hoàn toàn có thể tự ngồi và bám vào bất cứ thứ gì có thể để kéo mình lên đứng và di chuyển. Trẻ thậm chí có thể thực hiện một số bước đi đầu tiên mà không cần sự trợ giúp trước sinh nhật đầu tiên của mình.
Những tiếng bập bẹ của trẻ bây giờ có thể nghe rõ ràng thành tiếng hơn, giống cuộc trò chuyện thực hơn và bạn sẽ nghe thấy những từ đầu tiên của trẻ - thường là "mama" hoặc "dada." Chẳng bao lâu sau, trẻ sẽ nói được những cụm từ đơn giản, nhưng trong khi chờ đợi trẻ có thể sử dụng những cử chỉ để biểu thị điều trẻ muốn hoặc không muốn và trẻ dễ bị thu hút, chú ý lắng nghe lời nói của bạn hơn.
Khả năng hoạt động của đôi tay của trẻ ngày càng nhanh nhẹn. Trẻ thích thú khi tự mình bỏ đồ vào hộp đựng và lại lấy chúng ra. Bé có thể sử dụng ngón tay để cầm nắm thức ăn, đồ chơi. Những vận động tinh tế sẽ dần hoàn thiện hơn nữa. Em bé của bạn thích được giống như bạn bằng cách tự chải tóc, uống từ cốc và giả vờ nói chuyện điện thoại.
Mặc dù trẻ có vẻ hướng ngoại, nhưng có lẽ trong thời điểm này trẻ vẫn khá dè dặt với những người lạ. Và khi bạn rời xa trẻ, trẻ có thể trở nên lo lắng vì thiếu vắng những người thân thiết của mình. Tuy nhiên đây là điều bình thường ở lứa tuổi này.
2.2. Vai trò của bạn đối với sự phát triển của trẻ
Bạn nên tiếp tục trò chuyện với bé. Đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. Mô tả những thói quen của bạn cho trẻ biết, những gì bạn đang làm bây giờ và những gì bạn sẽ làm tiếp theo và những gì bạn thấy. Việc mô tả cảm xúc của bạn sẽ giúp trẻ hiểu hơn về cảm xúc. Bạn có thể chơi với trẻ nhiều trò chơi hơn như trốn tìm, đố chữ và bạn nên thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe như một thói quen tốt sau này.
Khi trẻ hoạt động nhiều hơn, điều quan trọng là phải cung cấp một không gian an toàn để giúp khám phá. Có thể trẻ vẫn chưa đi lại được, nhưng bạn có thể hỗ trợ cho trẻ bằng cách ôm trẻ bằng hai tay và đặt chân của trẻ tiếp xúc với sàn nhà để trẻ có thể cảm nhận được những bước chân đầu tiên. Khi trẻ đã vững vàng hơn bạn có thể để trẻ tựa vào ghế sofa hoặc
Hãy chú ý đến những gì trẻ thích và cho trẻ tự do sử dụng tất cả các giác quan để chơi và khám phá. Cho trẻ bút màu và giấy, các khối xếp hình chồng lên nhau, hộp đựng thức ăn rỗng và xoong nồi để trẻ chơi cùng.
Khen ngợi và khen thưởng những hành vi tốt. Nếu trẻ quá nghịch ngợm, hãy thể hiện thái độ của bạn một cách ngắn gọn, ví dụ như bạn chỉ cần nói “không” và chuyển sự tập trung của trẻ qua những việc khác. Mặc dù trẻ còn quá nhỏ để hiểu và tuân theo các quy tắc, bạn có thể bắt đầu chỉ cho trẻ những hành vi nào không được phép và giúp trẻ tìm ra các hoạt động phù hợp hơn.
Hãy tôn trọng sự lo lắng khi ra rời trẻ: Xây dựng lòng tin bằng cách cho trẻ thời gian để làm quen với những người chăm sóc mới và luôn chào tạm biệt trước khi bạn rời đi.
2.3. Những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý trong thời gian từ 8 đến 12 tháng tuổi.
Mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ riêng của mình, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn nếu con bạn:
- Không biết bò trong thời điểm này;
- Trẻ có thể bỏ nhưng một bên có cảm giác yếu và hoạt động của hai tay không đều nhau;
- Không thể đứng mặc dù có sự hỗ trợ;
- Không thích thú với những đồ chơi của mình;
- Không nói bất kỳ từ nào;
- Không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như lắc đầu "không" và chỉ đồ vật mà trẻ muốn.
Khi bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc.... bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn sớm. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi được đầu tư bài bản về nhân sự, công nghệ, trang thiết bị, mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.
Để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng", cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong