Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 12 sau sinh

Tháng thứ 12 trong cuộc đời bé có thể thực sự là một bước ngoặt. Bé chính thức đã được một tuổi và có những bước phát triển cột mốc trong cuộc đời. Bé có thể biết đi và tiếp tục phát triển khả năng ngôn ngữ với những âm thanh rất đáng yêu. Mẹ nên nắm được các mốc phát triển của con để cùng chơi và giúp kích thích não bộ của bé phát triển tốt hơn.

1. Con tôi có thể làm gì trong tháng này?

Em bé của bạn có thể sẽ chập chững biết đi trong giai đoạn này. Khi trẻ bắt đầu di chuyển được nhiều hơn, mối quan tâm của trẻ đối với các hoạt động ồn ào, náo nhiệt có thể sẽ tăng lên. Trẻ sẽ được vận động nhiều hơn.

Giao tiếp hai chiều giữa bé và người lớn bắt đầu nhiều và dễ dàng hơn. Nếu mẹ hỏi mũi của con ở đâu, trẻ có thể biết tự chỉ vào mũi mình. Khi sự hiểu biết của trẻ tăng lên thì bố mẹ nên bắt đầu dạy trẻ cách cư xử sớm, chẳng hạn nói xin cảm ơn. Mẹ cũng có thể thuyết phục bé dọn dẹp đồ chơi của mình vào vị trí quy định để đồ chơi trong nhà.


Giai đoạn 12 tháng tuổi trẻ giao tiếp với người lớn nhiều và dễ dàng hơn
Giai đoạn 12 tháng tuổi trẻ giao tiếp với người lớn nhiều và dễ dàng hơn

2. Con tôi sẽ thích những hoạt động nào?

Cách chơi của bé có thể sẽ thay đổi khi gần vào cuối năm đầu đời. Bây giờ trẻ đã hoàn thiện kỹ năng nhặt và điều khiển các vật nhỏ bằng tay. Bé cũng có thể thích thú với trò chơi đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để tăng cường sức mạnh của tay và chân. Em bé của bạn sẽ vẫn giải trí bằng các hoạt động yên tĩnh trong vài phút, nhưng các trò chơi yêu thích của bé bây giờ có thể ồn ào hơn trước.

Em bé của bạn có thể nghĩ rằng “thật vui khi đẩy, ném và làm đổ mọi thứ”. Bé cũng sẽ biết nhặt 1 món đồ chơi và đưa cho bạn, trong khi không quên lấy cho mình 1 món. Trẻ cũng hứng thú với việc xếp đồ chơi vào thùng sau đó lại bỏ ra một lần nữa. Bé cũng có thể đặt các đồ vật vào trong 1 cái hộp chứa lớn, sau đó lại cười khanh khách khi các đồ vật nhỏ này va vào nhau và tạo ra tiếng động.

Bạn có thể xếp đầy các tủ bếp của bạn bằng các túi hộp đồ chơi bằng nhựa và xoong nồi nhẹ để bé chơi. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú với việc được tự do mở các tủ này ra và chơi với những đồ được chứa bên trong.

3. Con tôi làm ầm lên trước khi đi ngủ. Làm thế nào tôi có thể làm cho giấc ngủ ngắn và giờ đi ngủ dễ dàng hơn?

Thời gian ngủ trưa là khoảng thời gian mẹ có thể nghỉ ngơi một chút và nạp lại năng lượng cho bản thân để tiếp tục hoàn thành công việc. Nhưng khi em bé của bạn sắp đến sinh nhật đầu tiên, bé có thể bắt đầu chống lại việc ngủ trưa. Một số trẻ còn có thể làm ầm lên trước khi đi ngủ trưa.

Để giúp bé ngủ, hãy tập cho bé thiết lập các thói quen trước đi ngủ, giúp bé ngủ sâu giấc, có thể bao gồm tắm, hoặc mát-xa. Điều này sẽ giúp trẻ ổn định và học cách tự ngủ mà không cần bạn phải dỗ dành.

Biện pháp này cũng có thể được thực hiện cho giấc ngủ vào buổi tối. Bạn cũng có thể đọc cho bé nghe một cuốn sách, hát những bài hát hoặc chơi một vài bản nhạc trước khi đặt trẻ lên giường. Dù bạn làm gì, hãy biến nó thành một thói quen dễ chịu khiến bé cảm thấy mình được âu yếm và được thư giãn, và giúp bé ngủ ngon hơn.

4. Làm thế nào tôi có thể giúp bé hiểu và sử dụng từ ngữ?

Bạn có thể giúp bé tạo mối liên hệ giữa các đồ vật và tên của chúng. Bạn càng làm điều này, vốn từ vựng của bé sẽ phát triển nhanh hơn. Vì vậy, hãy tiếp tục nói chuyện với bé và chỉ cho bé tên những thứ bé có thể nhìn thấy. Càng nhiều lần bé được nghe thấy một từ, bé sẽ càng nhớ nhanh hơn.

Đếm cầu thang khi bạn leo lên chúng và nói cho trẻ tên và màu sắc của trái cây và rau quả trong siêu thị. Đọc cho bé nghe một cuốn truyện tranh và yêu cầu bé chỉ vào hoặc gọi tên những đồ vật quen thuộc trong cuốn truyện tranh đó.

Đôi khi bạn cũng nên cho trẻ lựa chọn. Hỏi trẻ nếu trẻ thích mặc vớ đỏ hay vớ xanh, hoặc tạo cho trẻ sự thích thú khi chơi với các khối nhiều màu sắc. Hãy đưa ra các lựa chọn cho bé sẽ giúp tăng cường vốn từ vựng và kiến ​​thức về từ ngữ. Trẻ có thể không trả lời câu hỏi của bạn ngay lúc đó, nhưng những lần tiếp theo, bạn có thể ngạc nhiên.

Khi em bé bắt đầu có sự nhận thức tốt hơn, hãy bắt đầu dạy bé cách cư xử và cách giúp đỡ người khác. Cho bé cùng ngồi ăn chung với gia đình là một cách tốt. Em bé của bạn sẽ quan sát, nghe bạn nói xin cảm ơn và học theo, và bé thậm chí có thể cố gắng tham gia.


Trẻ bắt đầu có sự nhận thức tốt hơn
Trẻ bắt đầu có sự nhận thức tốt hơn

5. Em bé của tôi đã bắt đầu biết đi. Bé có phải đã biết đi sớm?

Biết đi là một mốc rất quan trọng trong cuộc đời trẻ. Có thể trong tháng này hoặc tháng sau, em bé của bạn có thể bước những bước đầu tiên một mình. Thế giới xung quanh có vô vàn điều kỳ thú đối với bé, và giờ đây bé có thể bước đi và khám phá bằng chính đôi chân của mình. Mẹ hãy lưu ý sắp xếp đồ đạc trong nhà để bé bước đi dễ dàng hơn và tránh vấp ngã vào các đồ vật trên đường đi.

Một số bé có thể biết đi sau vài tháng nữa, điều đó không có nghĩa là bé biết đi chậm hay phát triển chậm, mẹ đừng lo lắng. Mỗi bé có thể có những mốc phát triển khác nhau.

Giai đoạn ở tháng thứ 12 trẻ có những phát triển quan trọng trong cuộc đời. Cha mẹ nên nắm được những cột mốc để đồng hành và giúp con phát triển tốt nhất. Nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường của con, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycentre.co.uk

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe