Thận trọng khi dùng dầu gió

Dầu gió là một thành phần thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dầu gió chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách nếu dùng sai cách thậm chí còn gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy bôi dầu gió có tác dụng gì?

1. Tác dụng của dầu gió

Dầu gió có chứa chủ yếu là các tinh dầu, thông thường là bạc hà có menthol và methyl salicylate cùng các thành phần khác như:

Dầu gió có tác dụng làm đổ mồ hôi, giảm đau, giảm ho và sát trùng, thông mũi, sát trùng đường hô hấp được sử dụng hiệu quả cho các chứng bệnh như:

2. Dùng dầu gió nhiều có tốt không?

Dùng dầu gió nhiều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Gây xung huyết da: vì metyl salicylat là chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, chống tê thấp, đau cơ bắp. Khi dùng nhiều metyl salicylat có thể làm rộp da, đặc biệt là rối loạn thân nhiệt khi xoa ở diện rộng, toàn thân.
  • Gây tổn thương hệ hô hấp: dầu gió còn giúp thông mũi nhưng khi dùng quá liều với đặc tính kích ứng của tinh dầu sẽ gây rách vùng màng nhầy mũi, họng, gây tổn thương cho hệ hô hấp
  • Gây ngộ độc: thành phần dầu gió chứa eucalyptol và camphor, đặc biệt là camphor- chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.

3. Những đối tượng không nên sử dụng dầu gió

Một số đối tượng không nên sử dụng dầu gió đó là:

  • Trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Tuyệt đối không dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ em vì có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ.
  • Không nên dùng ở đối tượng bị lở ngứa, ra mồ hôi hoặc sốt cao.
  • Các trường hợp bị suy nhược, vừa ốm dậy hoặc bị táo bón, tăng huyết áp cần đưa đến khám ở bác sĩ thay vì dùng dầu gió.

4. Những lưu ý khi sử dụng dầu gió

Đối với trẻ em > 2 tuổi, khi dùng dầu gió phải có người lớn bên cạnh và theo dõi:

  • Trước khi bôi dầu, cần phải rửa sạch và lau khô vùng da bị đau.
  • Tiếp đó dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu thích hợp.
  • Sau đó, bôi dầu lên hoặc xoa bóp chỗ đau nhức, thoa lên vết côn trùng cắn đốt.
  • Trường hợp đau bụng do lạnh, khó tiêu có thể bôi dầu xung quanh rốn.
  • Trường hợp nhức đầu có thể lấy một lượng nhỏ lên ngón trỏ và bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn và ấn bằng ngón trỏ để góp phần làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.

Một số lưu ý chung khi sử dụng dầu gió gồm có:

  • Chỉ dùng dầu gió ngoài da, tuyệt đối không uống vì rất dễ ngộ độc.
  • Không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt hoặc bôi vào vết thương hở, vùng da trầy xước.
  • Không dùng gió quá 4 lần/ngày, cũng không nên dùng thường xuyên mà ngưng ngay khi cơn đau chấm dứt.
  • Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp với lượng dầu vừa đủ và không bôi quá nhiều trên diện tích rộng.
  • Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể bị nhiễm lạnh.

Dầu gió là một thành phần thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dầu gió chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách nếu. Vì vậy, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi quyết định cân nhắc sử dụng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe