Cách bôi dầu gió an toàn

Dầu gió là sản phẩm thông dụng trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, dầu gió nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hường. Cùng tìm hiểu rõ hơn công dụng, cách bôi dầu gió? Bôi dầu gió nhiều có tốt không? ...ngay sau đây.

1. Tìm hiểu về dầu gió

Dầu gió là sản phẩm có chứa tinh dầu. Hai thành phần thường có nhất trong dầu gió là:

  • Menthol;
  • Methyl salicylate;

Ngoài ra, dầu gió còn chứa các thành phần khác như:

  • Khuynh diệp;
  • Quế;
  • Tràm;
  • Long não;
  • Hương nhu;
  • Thông;

Tuỳ thuộc từng loại dầu gió mà thành phần của nó sẽ khác nhau. Dầu gió có công dụng làm ấm cơ thể, giảm ho, giảm đau, sưng... Ngoài ra, dầu gió còn có công dụng như:

  • Phòng và trị cảm cúm/ cảm lạnh;
  • Đau đầu, số mũi;
  • Đau cơ, xương khớp;
  • Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi;
  • Côn trùng đốt;
  • ...

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng dầu gió. Một số đối tượng sau không nên dùng dầu gió:

  • Trẻ <2 tuổi;
  • Có thai;
  • Cho con bú;
  • Trẻ sơ sinh;
  • Vết thương hở;
  • Huyết áp cao;
  • ...

2. Cách bôi dầu gió hiệu quả

Có nhiều trường hợp sử dụng dầu gió dẫn đến tình trạng:

  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Bỏng miệng;
  • Co giật;
  • Khó thở;
  • Hôn mê;
  • ...

Đây là những biểu hiện khi bị ngộ độc dầu gió. Mức độ biểu hiện tùy theo tình trạng sử dụng và lượng dầu gió dùng trước đó. Chính vì thế, bạn cần biết cách bôi dầu gió an toàn. Theo đó, cách dùng dầu gió an toàn như sau:

2.1. Dùng dầu gió đúng đối tượng

Dầu gió là vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình Việt. Thậm chí, nhiều gia đình còn “thần thánh hoá” các công dụng của dầu gió. Tuy sản phẩm này có đối tượng sử dụng đa dạng, tuy nhiên không phải ai cũng dùng được.

Cách bôi dầu gió an toàn cần dùng đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Theo đó, không nên dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trên mỗi bao bì sản phẩm dầu gió đều ghi dòng chữ để xa tầm tay trẻ em.

Bên cạnh đó, đây cũng không phải là sản phẩm thích hợp cho những vết thương hở. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần thận trọng khi dùng

2.2. Đọc hướng dẫn sử dụng

Để biết cách bôi dầu gió hiệu quả bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Trên thị trường có nhiều loại dầu gió, sử dụng cho các đối tượng khác nhau. Chính vì thế, một cách sử dụng dầu gió đúng cách mà bạn không nên bỏ qua t là đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng.

2.3. Bôi đúng cách

Cách bôi dầu gió thường gồm:

  • Rửa tay và làm sạch vị trí cần bôi;
  • Lấy một lượng dầu gió thích hợp ra tay;
  • Xoa đều lên vùng cần điều trị;
  • Có thể kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để dầu gió thấm vào da;
  • ...

Tuỳ vào vị trí đau/ sưng,... mà bạn có thể bôi dầu gió vào. Tuy nhiên cần tránh những vùng có vết thương hở, không được bôi dầu gió vào mắt.

3. Cảnh báo và thận trọng khi bôi dầu gió

Cách bôi dầu gió khá đơn giản, tuy nhiên để đạt hiệu quả và tránh ngộ độc, bạn cần chú ý:

  • Không uống dầu gió;
  • Không dùng quá 3 – 4 lần/ ngày;
  • Khi vùng đau nhức,.. đã khỏi không cần bôi dầu gió nữa;
  • Nếu hay bị dị ứng, hãy thông báo cho dược sĩ/ bác sĩ trước khi dùng;

Mặc dù dầu gió có hiệu quả, giá thành rẻ, thông dụng... nhưng khi dùng bạn cũng cần chú ý:

  • Dầu gió không phải là sản phẩm kê đơn, nhưng nó vẫn được xem là thuốc. Do vậy, bạn không nên tùy tiện sử dụng dầu gió;
  • Dầu gió cũng được xếp vào danh mục thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid nên cần thận trọng khi kết hợp với các thuốc khác;
  • Hạn chế ngửi dầu gió thường xuyên, vì có thể gây rách/ tổn thương màng nhầy ở mũi;

Hiện nay, đã có báo cáo về tình trạng tử vong khi dùng dầu gió cho trẻ em. Bởi trong dầu gió có eucalyptol, camphor – đây được xem là chất độc đối với trẻ em. Nếu sử dụng không hợp lý có thể gây tổn thương, thậm chí là nguy cơ ngưng thở.

4. Bôi nhiều dầu gió có tốt không?

Có thể thấy rằng, dầu gió có nhiều công dụng, điều này dẫn tới việc nhiều người lạm dụng, lầm tưởng về hiệu quả của chúng. Vậy bôi nhiều dầu gió có tốt không? Câu trả lời là: Không.

Dù có tốt đến đâu thì dùng quá nhiều cũng không mang lại hiệu quả. Dầu gió khi dùng nhiều có thể gây ra các ảnh hưởng đến cơ quan/ bộ phận. Ví dụ bôi nhiều trên da có thể gây bỏng, ngửi nhiều có thể làm hỏng lớp nhầy ở niêm mạc mũi...

Chính vì thế, bạn chỉ sử dụng dầu gió khi có các vấn đề như sưng, đau, côn trùng đốt, ... Khi dùng dầu gió để điều trị các chứng đau, sưng hay bị côn trùng đốt... bạn cũng không nên lạm dụng. Chỉ dùng một lượng vừa đủ 2 – 3 lần/ ngày để đảm bảo hiệu quả.

Mặc dù mang đến khá nhiều công dụng nhưng người bệnh cũng không nên lạm dụng sản phẩm này. Đọc kỹ thông tin và nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe