Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi các bác sĩ làm việc tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Nước bọt cần thiết cho việc nuốt và nói, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và sâu răng, bằng cách làm sạch răng và lợi và ngăn ngừa quá nhiều acid trong miệng. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng nước bọt do phóng xạ cũng đã được ghi chép lại trong các tài liệu nha khoa.
Triệu chứng khô miệng khi xạ trị
- Nước bọt đặc, kéo sợi
- Tăng sự khát
- Thay đổi khẩu vị, giảm hoạt động nuốt hoặc nói
- Cảm giác đau hoặc nóng
- Nứt nẻ ở môi hoặc ở khóe miệng
- Thay đổi bề mặt lưỡi.
- Né tránh việc mang răng giả.
Có tới 64% bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị cổ điển vẫn cho thấy mức độ khô môi vĩnh viễn từ trung bình đến nghiêm trọng khi được đánh giá đến 22 năm sau xạ trị. Các biện pháp để giảm mức độ nghiêm trọng của chứng khô miệng là:
- Thiết bị che chắn có thể được chế tạo để bảo vệ phía bên kia khi phải xạ trị 1 bên
- Cần cải tiến kỹ thuật xạ trị (sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến cường độ IMRT)
- Bệnh nhân nên được khuyến khích uống đủ nước và giữ nước để ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở khoang miệng
- Lưỡi phải được làm sạch 2 hoặc 3 lần mỗi ngày với dung dịch sodium bicarbonate
- Tránh những thức ăn dính như sôcôla và bánh ngọt.
- Nên tránh caffeine có chứa đồ uống, rượu hoặc hương vị mạnh
- Không nên dùng kẹo không đường, kẹo gums và kẹo bạc ha.
- Các chất kích thích tiết nước bọt là pilocarpine, anethole trithione và cevimeline hoạt động bằng cách kích thích sự hoạt động của mô tuyến nước bọt
- Các thuốc chống nấm như bột nystatin và clotrimazole có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng.
Sâu răng khi xạ trị
Nguy cơ sâu răng tăng thứ cấp đối với một số yếu tố bao gồm sự chuyển đổi sang hệ khuẩn gây sâu răng, giảm nồng độ protein kháng khuẩn nước bọt và mất các thành phần khoáng hoá. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị tình trạng này là thông qua việc sử dụng fluoride bôi tại chỗ. Cả florua natri và kẽm đều được sử dụng dưới nhiều hình thức với thành công đáng kể.
Sau khi được xạ trị chuẩn, có sự thay đổi sâu sắc về hệ khuẩn miệng tăng các vi khuẩn gây acid, chủ yếu là Streptococcus mutans và Lactobacilli trùng với sự giảm của hệ nước bọt và tăng nguy cơ sâu răng. Sâu răng ở những bệnh nhân chiếu xạ có thể phát triển nhanh chóng ngay sau 3 tháng sau khi xạ trị.
Phòng ngừa khô miệng và sâu răng khi xạ trị:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày nghiêm ngặt bao gồm fluoride và loại bỏ vôi răng đã được chứng minh là ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng
- Chlorhexidine gel cũng đã được chứng minh lâm sàng làm giảm nguy cơ sâu răng
- Nên chọn chế độ ăn không chứa cồn để giảm bớt sự khó chịu ở những người bị khô miệng
Khít hàm (Trismus) và xơ (FIBROSIS) cơ hàm
Khít hàm (TRISMUS) có thể bắt đầu ngay sau khi xạ trị. Bệnh nhân bị khối u vòm miệng, vòm họng và xoang hàm trên có nhiều khả năng bị chứng khít hàm. Nếu không được quản lý, chứng khít hàm làm cho việc ăn uống và nuốt khó khăn và các biện pháp nha khoa lâm sàng khác nhau hầu như không thể thực hiện.
Chứng khít hàm có thể là tác dụng phụ đáng kể của xạ trị đặc biệt là nếu các cơ chân bướm nằm trong trường chiếu. Ở những bệnh nhân mà cơ chân bướm được chiếu xạ và không phải là khớp thái dương hàm, 31% có biểu hiện trismus. Ngoài ra, xạ trị tới khớp thái dương đôi cũng có liên quan đến sự hạn chế mở miệng tối đa. Sự mở miệng giới hạn có thể cản trở vệ sinh răng miệng và điều trị nha khoa thích hợp. Banh miệng có thể được sử dụng để tăng dần độ mở của hàm. Dụng cụ Dynamic bite opening appliances (banh miệng tự động) cũng được sử dụng. Hướng điều trị chính cơ bản là thực hiện các bài tập về cơ miệng.
Quản lý biến chứng răng miệng khi xạ trị ung thư đầu cổ
Tác động lâu dài là do sự thay đổi về mạch máu và tế bào của mô mềm và xương, tổn thương tuyến nước bọt và tăng tổng hợp collagen, dẫn đến giảm huyết áp và giảm ôxy huyết của các mô. Các biến chứng mãn tính thường gặp là khô miệng (xerostomia), thay đổi nha khoa, sâu răng, giảm khoáng hóa, thay đổi hoặc mất vị giác (dysgeusia), nhiễm trùng thứ cấp (ví dụ, bệnh nấm candida). Loét khoang miệng (hoại tử mô mềm). Hoại tử xương khớp, đau, bệnh khớp thái dương, khít hàm thiếu hụt dinh dưỡng, tác động tâm lý.... Ở một mức độ đáng kể, có thể ngăn ngừa hay giảm thiểu vấn đề về răng miệng liên quan đến xạ trị bằng cách quản lý tối ưu các biến chứng.
Chứng khô miệng
Bức xạ ion hóa làm tổn thương mô tuyến nước bọt, dẫn đến nhanh chóng mất chức năng tiết nước bọt. Các tuyến nước bọt đặc biệt nhạy cảm với bức xạ và phản ứng cấp tính và mãn tính đối với xạ trị. Trong tất cả các tuyến nước bọt, tuyến mang tai chủ yếu bị ảnh hưởng bởi vì các tế bào huyết thanh là nhạy cảm nhất. Với sự mất nước bọt, khô miệng hoặc xerostomia, là triệu chứng chính. Bệnh nhân có thể trở nên không thoải mái vì không có nước bọt bôi trơn, và các mô niêm mạc sẽ trở nên dính. Cá nhân thường phàn nàn về khó nuốt, thức ăn dính vào răng, và cảm giác bỏng rát khi ăn thức ăn cay. Do đó, có thể có những thay đổi trong mô hình ăn uống với việc giảm lượng dinh dưỡng và giảm cân. Niêm mạc khô cũng có thể dễ bị chảy máu hơn, dẫn đến chảy máu nướu răng.
Khuyến cáo súc miệng bằng chế phẩm không chứa cồn vì cồn có thể gây khó chịu và mất nước cho niêm mạc miệng. Chất Sialogogic, cholinergic được sử dụng để kích thích sản xuất nước bọt từ bất cứ mô tuyến nước bọt nào. Pilocarpine, chất chủ vận muscarinic-cholinergic, là một alkaloid thực vật tự nhiên kích thích sự tiết nước bọt. Cevimeline gây ra chức năng tiết nước bọt với giảm thiểu ảnh hưởng tới tim và phổi vì nó có ái lực cao với thụ thể muscarinic M3 trên tuyến nước bọt. Bethanechol (Urecholine) là một loại thuốc cholinergic khác. Amifostine (Ethyol), một chất chống oxy hoá hữu cơ thiophosphate hữu cơ, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để giảm tỷ lệ khô miệng từ vừa đến nặng ở những bệnh nhân đang điều trị bức xạ sau phẫu thuật cho ung thư đầu cổ. Nó được khuyến cáo cho khô miệng muộn xảy ra ít nhất 1 năm sau khi xạ trị. Vào thời điểm này, xơ hóa vĩnh viễn có thể xảy ra nhất của tuyến nước bọt.
Histatins, một họ các protein tiết nước bọt, có đặc tính kháng nấm mạnh làm hạn chế sự phát triển của nấm miệng. Tuyến nước bọt cũng tiết ra globulin miễn dịch A và M đặc biệt hoạt động chống lại vi khuẩn gây sâu răng
Cứng hàm (Trismus) và xơ hóa (Fibrosis)
Cứng hàm và xơ hóa sẽ tiếp theo sau xạ trị, điều này sẽ gia tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Tình trạng này sẽ chỉ cải thiện với chế độ tập luyện liên tục.
Việc tập luyện nên được thực hiện một cách cố định theo khoảng thời gian đều đặn, sau một thời gian nghỉ ngơi. Thường xuyên hơn và cẩn thận hơn với chế độ tập luyện, càng có lợi cho kết quả. Bệnh cứng hàm mãn tính dần dần chuyển thành xơ hóa của cơ và ở giai đoạn cuối của quá trình này giãn cơ không được xem là một giải pháp tập luyện phù hợp. Việc tập luyện phải bắt đầu điều trị sớm.
Suy dinh dưỡng
Bệnh nhân điều trị ung thư đầu cổ có nguy cơ cao về bệnh suy dinh dưỡng có thể mất đi ham muốn ăn bởi vì bị đau miệng, khó nuốt hoặc khô miệng. Khi ăn gây khó chịu hoặc đau đớn, chất lượng cuộc sống bệnh nhân và dinh dưỡng bị ảnh hưởng.
- Hỗ trợ dinh dưỡng có thể bao gồm chế độ ăn uống lỏng và cho ăn bằng ống
- Chất lỏng có chứa nhiều năng lượng, giàu đạm để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân
- Tiêm truyền tĩnh mạch các chất dinh dưỡng bổ sung. Các vấn đề về nuốt được quản lý bởi một nhóm chuyên gia sau: Trị liệu bằng lời nói; Chuyên gia dinh dưỡng; Chuyên gia về nha khoa; Nhà tâm lý học...
Hoại tử xương hàm do xạ (ORN)
Sự hoại tử xương do xạ là một tình trạng xương chết trong vùng thương tổn bức xạ. ORN có thể tự phát nhưng hầu như liên quan đến các tình trạng hạ huyết áp, hạ canxi máu và tình trạng thiếu oxy trong xương. Điều này có nghĩa là ORN có thể làm giảm sự hình thành tế bào và tổng hợp collagen trong một môi trường xương sau xạ trị. Nếu có sự phân hủy mô mềm, xương sẽ tiếp xúc với nước bọt và nhiễm trùng thứ phát sẽ xảy ra.
Nhiễm nấm cũng có thể gặp do nhổ răng hoặc phẫu thuật tạo ra một hình thức xâm lấn hơn. Sự tiến triển này có thể gây ra đau đớn hoặc gãy xương trầm trọng do thiếu oxy, tổn thương mạch máu, và hạ huyết áp, trong đó sự phá vỡ mô vượt quá khả năng sửa chữa của các mô bị thương. Về mặt lâm sàng, ORN ban đầu có thể là phân hủy xương dưới nướu và niêm mạc. Quá trình này tự hạn chế bởi vì các xương tổn thương bị cô lập rồi được chữa khỏi và đòi hỏi phải phẫu thuật sâu.
Tỷ lệ ORN được báo cáo ở khoảng từ 0,92% của tất cả bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ được xạ trị.
Sulaiman và cộng sự đánh giá hồ sơ của 1194 bệnh nhân trong giai đoạn 1998-2001. Thời gian theo dõi là 22,9 tháng. Họ báo cáo rằng việc loại bỏ răng trước khi xạ trị làm giảm nguy cơ hoại tử khi răng bị bệnh nha chu, đặc biệt là hàm dưới và sự liên quan đến loét trợt mựt xương.
Biến chứng này có thể hạn chế được nếu triển khai kỹ thuật xạ trị điều biến cường độ (IMRT) đối với ung thư đầu cổ. Sự giảm tỷ lệ này là do sự bảo tồn tuyến mang tai và điều trị nha khoa tốt hơn, làm giảm số lần nhổ răng và các thủ tục phẫu thuật
Sau khi được xạ trị chuẩn, có sự thay đổi trong hệ khuẩn miệng với sự giảm lưu lượng nước bọt, có thể gây sâu răng.
Phòng ngừa và điều trị sâu răng
Một phác đồ nghiêm ngặt vệ sinh răng miệng hàng ngày bao gồm florua và loại bỏ các mảng bám răng đã được chứng minh là ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng. Các chất florua hay chlorhexidine tại chỗ có thể làm giảm mức S. mutans nhưng không phải Lactobacilli. Do khả năng tương tác thuốc bất lợi, nên dùng fluoride và chlorhexidine cách nhau vài giờ.
Vissink và cộng sự kết luận rằng cam kết suốt đời để cải thiện vệ sinh răng miệng và chăm sóc tại nhà cần bao gồm vệ sinh răng miệng tỉ mỉ và tự áp dụng fluoride hoặc là Natri fluoride trung tính dạng gel 1% được sử dụng ít nhất mỗi ngày. Việc sử dụng 4% florua stannous hàng ngày cũng có thể có hiệu quả.
Để tìm hiểu kỹ hơn về xạ trị điều trị ung thư vùng đầu cổ tại Vinmec, Quý khách có thể liên hệ HOTLINE: 0938 506 009 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Mời độc giả tham khảo các phần còn lại của Tài liệu Hướng dẫn chăm sóc răng miệng trong xạ trị ung thư đầu cổ:
Trong tháng 4 & 5/2021, khi có nhu cầu khám và điều trị Ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park, quý khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi kép:
- Miễn phí khám chuyên khoa và giảm giá 50% nhiều gói sàng lọc ung thư
- Giảm 50% chi phí đối với khách hàng có chỉ định điều trị sau khám. Chương trình áp dụng giới hạn cho kỹ thuật tương ứng từng bệnh viện và cho khách hàng lần đầu thực hiện kỹ thuật điều trị này tại Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02836221166 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.