Trẻ nhỏ 2-4 tuổi cũng có thể trầm cảm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhiều người lớn không biết đến tình trạng trẻ bị trầm cảm, nhưng ước tính có khoảng 5% trẻ em và thanh thiếu niên được đánh giá bị trầm cảm về mặt lâm sàng. Ngày nay mọi người đều công nhận rằng trầm cảm ở trẻ em một căn bệnh nghiêm trọng và có thể điều trị được.

1. Biểu hiện trầm cảm ở trẻ

Không nhất thiết buồn bã là biểu hiện trầm cảm ở trẻ. Mọi người lớn và trẻ em đều thỉnh thoảng cảm thấy chán nản, mất cảm hứng, hoặc đau buồn trước một tình huống cụ thể. Nhưng trầm cảm không giống như một giai đoạn của nỗi buồn. Tình trạng này được đánh dấu bằng cảm giác tuyệt vọng, thiếu năng lượng và mất nhiệt huyết, có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí là hàng năm (trường hợp hiếm gặp).

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến hành vi của con bạn theo nhiều cách. Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ phổ biến bao gồm:

  • Thường xuyên buồn bã hoặc rơi lệ
  • Khó chịu hoặc cứng đầu
  • Giận dữ hoặc bất chấp
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Không còn quan tâm đến những sở thích cũ
  • Khó hòa đồng với những đứa trẻ khác và các thành viên trong gia đình
  • Xa lánh xã hội
  • Thiếu năng lượng
  • Khó ngủ
  • Rối loạn thèm ăn và thay đổi cân nặng
  • Không có khả năng tập trung
  • Tự ti và mặc cảm
  • Thành tích kém ở trường
  • Cảm giác tuyệt vọng và bất lực
  • Thường xuyên than đau đầu, đau bụng và các bệnh thể chất khác

Trẻ bị trầm cảm có nguy cơ thay đổi cân nặng
Trẻ bị trầm cảm có nguy cơ thay đổi cân nặng

Thật khó để phân biệt hành vi của con là bình thường hay đáng lo ngại. Nhưng nếu con bạn có biểu hiện trầm cảm ở trẻ như trên và kéo dài vài tuần trở lên, hoặc nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập hoặc khả năng kết bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.

Bác sĩ có thể đánh giá hành vi của con bạn có đáng lo ngại hay không. Nếu cần, trẻ sẽ được giới thiệu đến chuyên gia tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần được đào tạo để điều trị cho trẻ em.

Lưu ý: Nếu bạn lo sợ con mình có thể làm tổn thương bản thân hoặc người khác, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Ý tưởng tự sát là một cấp cứu trong tâm thần học.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

Nguyên nhân trầm cảm ở trẻ em lẫn người lớn được cho là do sự kết hợp của các yếu tố sinh học và môi trường. Nhiều người trầm cảm có tiền sử gia đình bị trầm cảm hoặc một bệnh về tâm thần khác.

Các nhà khoa học cho rằng trầm cảm liên quan đến những thay đổi trong hóa chất não, đặc biệt là chất dẫn truyền giúp chuyển tiếp thông điệp từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác. Khi chất dẫn truyền thần kinh bị sụt giảm đến mức nhất định, não sẽ không hoạt động bình thường, có thể dẫn đến trầm cảm và các dạng bệnh tâm thần khác.

Ngoài gen và sinh học, trầm cảm cũng có thể bắt nguồn từ những yếu tố khác. Các sự kiện đau thương trong cuộc sống như bị bỏ rơi, các vấn đề tiêu cực kéo dài ở trường học, di chuyển khó khăn hoặc bất kỳ hình thức lạm dụng nào (thể chất, tình dục hoặc tình cảm), đều có thể gây trầm cảm. Đôi khi sự mất mát, chẳng hạn như cái chết của con vật cưng yêu quý hoặc bố mẹ ly hôn, cũng có thể khiến trẻ bị trầm cảm.


Các vấn đề về gia đình có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Các vấn đề về gia đình có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

3. Điều trị trầm cảm ở trẻ em

Liệu pháp tâm lý, đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tương tác cá nhân, có thể điều trị hiệu quả chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Đối với các trường hợp trầm cảm nghiêm trọng hoặc không cải thiện khi điều trị bằng liệu pháp, các bác sĩ thường khuyến khích dùng thuốc kết hợp với tư vấn tâm lý.

Liệu pháp trò chơi có thể được áp dụng với trẻ bị trầm cảm, vì chúng ít nói và chỉ có thể bộc lộ bản thân dễ dàng thông qua trò chơi. Cũng có trường hợp sẽ được đề nghị liệu pháp gia đình hoặc tư vấn cho cha mẹ, đồng thời điều trị tất cả các tình trạng liên quan nếu có, chẳng hạn như lo lắng hoặc rối loạn ăn uống.

Ngay cả sau khi điều trị hiệu quả, trầm cảm vẫn có thể tái phát. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những trẻ mẫu giáo được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm có hơn gấp đôi nguy cơ tái phát sau này so với các bạn cùng lứa tuổi.

4. Lưu ý về thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng hóa chất não - yếu tố góp phần gây ra trầm cảm. Tuy nhiên đây không phải là cách điều trị dễ dàng. Thường phải dùng ít nhất 1 - 2 tuần hoặc lâu nhất là vài tháng thì thuốc mới có hiệu lực, việc tìm đúng loại và liều lượng thuốc cũng mất nhiều thời gian.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách kê một loại thuốc, quan sát xem thuốc có tác dụng hay không và theo dõi các tác dụng phụ. Tùy thuộc vào phản ứng của trẻ, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang loại thuốc khác.

trẻ bị trầm cảm, một số loại thuốc dùng để cải thiện tâm trạng có thể phản tác dụng, dẫn đến suy nghĩ và ý định tự tử. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo các gia đình nên nói chuyện với bác sĩ về tất cả các rủi ro và lợi ích liên quan đến thuốc chống trầm cảm, đồng thời phải quan sát kỹ trẻ khi dùng những loại thuốc này.

Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thử trị liệu trước cho trẻ bị trầm cảm nhẹ đến trung bình và dự trữ thuốc trong những trường hợp nặng, dai dẳng. Không chỉ lo ngại về tác dụng phụ, mà việc sử dụng thuốc còn khiến nguyên nhân thực sự dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em không được giải quyết triệt để. Ví dụ, một đứa trẻ bị trầm cảm vì gia đình bất hòa hoặc xung đột với giáo viên sẽ cải thiện tâm trạng nếu gia đình hòa hợp hoặc chuyển sang học giáo viên khác.

Tất cả quyết định về việc sử dụng thuốc phải do bố mẹ, con cái và bác sĩ cùng quyết định. Nếu bạn lo lắng về sự an toàn hoặc tác dụng phụ, hãy tìm hiểu kỹ với bác sĩ. Bạn cũng có thể hỏi về các phương pháp điều trị và lựa chọn thay thế khác.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng ngay cả khi cần phải dùng thuốc, trẻ bị trầm cảm cũng nên kết hợp với liệu pháp. Việc chỉ dùng thuốc sẽ không thể chữa khỏi vấn đề và điều quan trọng là trẻ em đang dùng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, trầm cảm có thể là một bệnh mãn tính và để kiểm soát thành công, trẻ cần được giúp đỡ để tự phát triển các kỹ năng đối phó.

5. Tìm địa chỉ trị liệu uy tín

Nói chuyện với bác sĩ, thành viên gia đình, giáo viên và bạn bè của bạn để được giới thiệu với địa chỉ trị liệu đáng tin cậy. Bạn cũng có thể nhận trợ giúp trực tuyến, hoặc yêu cầu công ty bảo hiểm giới thiệu những chương trình nằm trong gói. Lưu ý, chi phí thuê chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể khá cao, vượt quá ngân sách của nhiều gia đình.

Khi đã có một số lựa chọn, hãy bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về nhà trị liệu:

  • Có phải là nhà tâm lý học / bác sĩ tâm thần được cấp phép không?
  • Có bằng cấp gì?
  • Kinh nghiệm bao lâu?
  • Chuyên môn là gì?
  • Thường sử dụng những phương pháp điều trị nào?
  • Điều trị mất bao lâu?
  • Lệ phí là bao nhiêu? Bảo hiểm có hỗ trợ không? Hình thức thanh toán ra sao?

Nếu con bạn gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần khác liên quan đến trầm cảm, chẳng hạn như rối loạn thiếu tập trung hoặc rối loạn ăn uống, hãy tìm một bác sĩ có chuyên môn về lĩnh vực đó.

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn và trẻ phải có mối quan hệ tốt với nhà trị liệu đã chọn. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để tìm người mà trẻ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện. Bạn có thể yêu cầu gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại với các nhà trị liệu trước khi đưa trẻ bị trầm cảm đến điều trị. Nếu đã bắt đầu nhưng có vẻ không phù hợp, hãy cân nhắc tìm kiếm địa chỉ mới.


Ba mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để gặp bác sĩ tâm lý
Ba mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để gặp bác sĩ tâm lý

6. Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ bị trầm cảm?

Cha mẹ thường khó chấp nhận chuyện con mình bị bất hạnh và đau khổ. Hãy kiên nhẫn và yêu thương, sẵn sàng lắng nghe và không phán xét mỗi khi con muốn nói. Khuyến khích con chăm sóc bản thân thật tốt, bao gồm ăn uống lành mạnh, vận động và ngủ ngon giấc vào ban đêm. Bạn có thể giảm bớt các công việc nhà hoặc các hoạt động ngoại khóa cho con đỡ stress.

Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trị liệu của con để được cung cấp hướng dẫn về cách hỗ trợ trẻ bị trầm cảm. Nếu con bạn phải dùng thuốc, hãy đảm bảo cho bé uống thuốc theo đúng chỉ định. Đồng thời, cần nhận biết các tác dụng phụ có thể xảy ra và đặc biệt là những dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ cần được giúp đỡ khẩn cấp.

Điều đáng mừng là nếu trầm cảm ở trẻ em được phát hiện và điều trị sớm, con bạn có thể cảm thấy yêu đời trở lại và ít có nguy cơ tái phát trong tương lai. Điều quan trọng là xác định đúng vấn đề và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy để có những điều hướng chữa trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: .babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe