Trẻ nào có nguy cơ thiếu kẽm?

Thiếu hụt kẽm là một vấn đề dinh dưỡng nghiêm trọng và được ghi nhận ở trẻ em trên toàn cầu bao gồm cả những nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Thiếu kẽm lâu dài có thể dẫn đến chậm tăng trưởng, giảm chức năng miễn dịch, chậm phát triển nhận thức và vận động, ảnh hưởng tới hành vi và kết quả học tập.

1. Cơ thể cần bao nhiêu kẽm một ngày

Mặc dù các nghiên cứu trước đây phần lớn đều tập trung chỉ ra những hậu quả tiêu cực của việc thiếu kẽm liên quan đến việc cung cấp không đủ năng lượng và protein cho bé hoạt động trong ngày.

Ngày nay, các nhà khoa học ngày càng ghi nhận nhiều hơn về ảnh hưởng của việc thiếu kẽm ở trẻ đối với sự phát triển khả năng miễn dịch, sự phát triển nhận thức và vận động. Câu hỏi đặt ra là trẻ cần bao nhiêu kẽm trong một ngày và những trẻ nào có nguy cơ thiếu kẽm cao?


Nguồn: ods.od.nih.gov
Nguồn: ods.od.nih.gov

Tuy việc bổ sung đủ kẽm là quan trọng, thừa kẽm cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bảng dưới sẽ cung cấp lượng kẽm tối đa mà cơ thể có thể dung nạp được trong 1 ngày theo từng độ tuổi.

Trẻ nào có nguy cơ thiếu kẽm?

2. Trẻ nào có nguy cơ thiếu kẽm cao?

Đối với các bé thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao, bố mẹ cần lưu ý bổ sung kẽm cho con một cách hợp lý.

2.1. Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi nhưng vẫn được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn

Sữa mẹ cung cấp đủ kẽm (2mg / ngày) trong 4 - 6 tháng đầu đời nhưng không cung cấp đủ lượng kẽm khuyến nghị cho trẻ 7-12 tháng tuổi do lúc này trẻ cần 3 mg/ngày.

Ngoài sữa mẹ, trẻ từ 7-12 tháng tuổi nên được ăn dặm các thực phẩm phù hợp với lứa tuổi có chứa kẽm hoặc bổ sung thêm sữa công thức có chứa kẽm. Việc bổ sung kẽm giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng ở một số trẻ có biểu hiện suy giảm tăng trưởng từ nhẹ đến trung bình.

2.2. Trẻ bị tiêu chảy cần bổ sung kẽm

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ tiêu chảy có nguy cơ cao bị thiếu kẽm cao. Vì vậy các phác đồ điều trị trẻ tiêu chảy do các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo trẻ bị tiêu chảy thì nên bổ sung kẽm.

Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chứng minh điều ngược lại rằng thiếu kẽm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ. Nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ thiếu kẽm là từ 1,28 - 1,33 %.


Trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ cao do bị thiếu kẽm
Trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ cao do bị thiếu kẽm

2.3. Trẻ bị viêm phổi cần bổ sung kẽm

Đối với trẻ thường xuyên bị viêm phổi hoặc dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, bố mẹ cần xem xét bổ sung kẽm cho con. Các nhà khoa học ước tính rằng thiếu kẽm làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ nhỏ lên 1,52 lần.

Nghiên cứu của Bhandari và cộng sự (2002), đã tiến hành một phân tích tổng hợp về tác dụng của việc bổ sung kẽm đối với bệnh viêm phổi và đưa ra kết luận rằng nguy cơ viêm phổi do thiếu kẽm ở trẻ nhỏ là 1,69 lần.

2.4. Sốt rét và nguy cơ thiếu kẽm

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung kẽm giúp ngăn ngừa các cơn sốt rét tái phát. Trên tạp chí Papua New Guinea vào năm 2000, Shankar và cộng sự đã chứng minh việc bổ sung kẽm giúp làm giảm 38% các đợt sốt rét bùng phát ở trẻ bị sốt rét, dựa trên việc theo dõi số lần nhập viện điều trị sốt rét ở các trẻ bị sốt rét.

2.5. Kẽm làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ

Rõ ràng kẽm góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ và từ đó cũng làm tăng nguy cơ tử vong. Mặc dù ước tính nguy cơ tử vong do nguyên nhân trực tiếp là thiếu kẽm ở trẻ em chưa được tính toán cụ thể, việc thiếu kẽm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do thiếu kẽm.

Vì vậy các nhà khoa học đề xuất nguy cơ tử vong do tiêu chảy, viêm phổisốt rét liên quan đến thiếu kẽm, lần lượt là 1,28, 1,52 và 1,56.

3. Bổ sung kẽm bằng cách nào


Một số thực phẩm giàu kẽm
Một số thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm có thể qua thực phẩm giàu kẽm hoặc các loại thực phẩm chức năng. Bố mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày của con, ăn đa dạng thực phẩm là có thể yên tâm bé nhận đủ lượng kẽm cần thiết trong 1 ngày do cơ thể có chức năng tổng hợp các vitamin và các vi chất mà cơ thể đang cần hoặc đang thiếu hụt.

Trong một số trường hợp bé cần bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Bố mẹ nên tư vấn ý kiến của Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được liều lượng kẽm mà bé nên được bổ sung qua thực phẩm chức năng.

Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, who.int

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe