Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có 09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa.
Học cách đọc đòi hỏi một số quá trình phức tạp, đặc biệt là ở những trẻ có hội chứng khó đọc. Đọc cũng là thách thức mà trẻ em gặp phải khi trẻ phải học cách âm thanh được kết nối với chữ in trong sách, yêu cầu phát triển sự trôi chảy và học cách xây dựng ý nghĩa của các cụm từ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ hiểu có được các cách giúp trẻ học đọc một cách hiệu quả.
Học đọc là một quá trình dài và đòi hỏi trẻ phải nắm vững được nhiều kỹ năng, vận dụng và kết hợp các kỹ năng thuần thục để phát triển thành một câu có nghĩa. Vấn đề này sẽ gặp khó khăn khi trẻ được chẩn đoán là có hội chứng khó đọc và có thể gặp phải nhiều khó khăn hơn vì đôi khi biểu hiện của bệnh này không rõ ràng. Bác sĩ thường sẽ căn cứ vào sự phát triển tự nhiên của bố mẹ, kết quả giáo dục, tiền sử bệnh gia đình; đồng thời kiểm tra trẻ về thần kinh thị giác, tình trạng mất thính lực, não bộ. Ngoài ra, một số trường hợp có thể mắc phải chứng khó đọc sau khi bị chấn thương não hoặc đột quỵ.
Có ba kỹ năng cơ bản để học đọc, đó là: Cú pháp, ngữ pháp và ngữ âm. Cú pháp là cách các từ, cụm từ và mệnh đề kết hợp với nhau để tạo ra câu và đoạn văn. Ngữ nghĩa là cách các từ và câu trong một nhóm liên kết với nhau để tạo được một câu có nội dung, có ý nghĩa. Ngữ âm ở đây chỉ âm thanh mà các chữ cái tạo ra và mối quan hệ giữa các từ viết và nói, hoặc khả năng hiểu câu.
Khi trẻ học đọc, trẻ sẽ phát triển các từ gợi ý này thành một nhóm chứ không phải từng từ ngữ riêng lẻ. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ bắt đầu hiểu cú pháp và ngữ nghĩa trước ngữ âm, tức là trẻ sẽ học các câu trong sách theo thứ tự từ trái qua phải trước khi hiểu tổ hợp các chữ cái sh phát âm như thế nào. Các phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng đọc hiểu bằng cách cho trẻ tiếp xúc với sách và đọc mỗi ngày, hoặc đơn giản chỉ là đọc to trước khi ngủ hay đọc những quyển truyện, công thức làm bánh, nấu ăn,... bất cứ thứ gì trẻ muốn đọc và tìm hiểu sẽ giúp trẻ kích thích khả năng đọc hiểu của mình hơn.
1. Về cú pháp
Một đứa trẻ có thể nắm được cú pháp và có nhận thức về ngôn ngữ viết, có nghĩa là trẻ hiểu được cấu trúc của ngữ pháp và mối quan hệ của các từ ngữ với nhau. Các kỹ năng về cú pháp bắt đầu từ sự hiểu biết về cấu trúc của một cuốn sách và các từ, các câu bên trong nó. Ví dụ, đối với một đứa trẻ nhỏ thì sách như một đồ chơi, có khi cầm ngược sách, có khi ngồi gặm nhấm và dùng sách như một tấm thảm để ngồi. Nhưng khi trẻ lớn hơn và đi học thì trẻ bắt đầu hiểu rằng một cuốn sách có bìa và mặt sau của chúng, các từ ngữ đọc đọc từ đâu sang đâu, trái qua phải và cuốn sách đó diễn tiến từng trang. Khi trẻ nắm được cấu trúc của một cuốn sách, trẻ dần học được cách hiểu những câu từ bên trong, đơn giản sẽ bắt đầu bằng các từ, cụm từ, đoạn văn và dần dần trẻ có thể hiểu toàn bộ bài văn. Khi trẻ đọc những cuốn sách mới, trẻ sẽ bắt đầu hiểu các điểm dừng và bắt đầu, tạm dừng trong một số câu và mục đích của dấu câu.
Dưới đây là một số cách để trẻ phát triển kỹ năng cú pháp:
- Đọc to từng vần, mẫu từ có trong sách. Những cuốn sách của tác giả như Tiến sĩ Seuss là lựa chọn tuyệt vời cho những người mới bắt đầu đọc. Sách có các mẫu từ lặp đi lặp lại như Gấu nâu, Gấu nâu, Bạn thấy gì?
- Khi các phụ huynh đọc sách cùng con, hãy dùng ngón tay để chỉ các từ. Điều này sẽ cho trẻ thấy một câu được tiến triển như thế nào, một khoảng thời gian thể hiện điểm dừng trong câu chuyện và các mối quan hệ khác giữa ngôn ngữ viết và nói.
- Hướng dẫn trẻ đọc thành tiếng và biểu cảm. Dừng lại ở tất cả các điểm dừng, nhấn mạnh dấu chấm than và dấu chấm hỏi, và dừng lại ở dấu phẩy. Việc phóng đại những dấu hiệu này giúp trẻ phát triển sự đánh giá cao về cú pháp.
- Sử dụng các thì trong câu, và để trẻ lấy một cuốn sách yêu thích và cố gắng thay đổi các thì của từng câu trong sách. Ví dụ: Thay đổi văn bản từ “ Hôm nay chúng ta sẽ đến công viên” thành “Hôm qua chúng ta đã đến công viên.”. Kỹ thuật này sẽ làm nổi bật cấu trúc ngữ pháp.
2. Về ngữ nghĩa của câu
Các kỹ năng ngữ nghĩa bao gồm khả năng nhận biết và xác định từ ngữ, dự đoán cốt truyện của một câu chuyện, hiểu các nhân vật và nói được ý nghĩa của toàn bộ đoạn truyện đó hoặc một phần của cuốn sách, sau đó trẻ có khả năng thảo luận về cuốn sách đó sau khi đọc. Một khi trẻ nắm vững được ngữ nghĩa, trẻ sẽ nắm vững được ý nghĩa của các khối văn bản dài và hiểu các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Trẻ có thể thay thế các từ có nghĩa tương đương nhau và phân biệt được các từ có nghĩa tương tự nhau. Các phụ huynh có thể khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng ngữ nghĩa bằng cách:
- Đọc sách, kể những câu chuyện cổ tích hoặc những cuốn sách giúp trẻ mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Nói về cuốn sách khi trẻ đọc xong: Hãy thảo luận cùng trẻ về cuốn sách trẻ đang đọc, ngay cả khi trẻ đang độc lập đọc sách, các phụ huynh có thể cùng thảo luận về cuốn sách trước và sau giờ kể chuyện. Yêu cầu trẻ dự đoán kết thúc và giải thích chủ đề của câu chuyện và ý nghĩa của những mẩu chuyện đó. Các phụ huynh nên yêu cầu trẻ dự đoán kết thúc của câu chuyện bằng các câu hỏi như “ Con cảm thấy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo” hoặc “Con muốn kết thúc câu chuyện như thế nào” để cho trẻ dần hình thành tư duy, rèn luyện thêm các kỹ năng đọc nói.
- Giữ cho trẻ đọc trôi chảy: Nếu trẻ đang đọc to, các phụ huynh không nên ngắt quãng hoặc làm gián đoạn câu chuyện của trẻ. Nếu trẻ bị mắc một số từ khó đọc, khó hiểu, các phụ huynh nên giải thích nghĩa và sau đó chuyển sang câu tiếp theo để tiếp tục câu chuyện. Điều này tốt cho trẻ trong việc hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu và phần còn lại của câu chuyện.
- Tạo từ điển cá nhân: Nếu trẻ gặp khó khăn với từ vựng, hãy ghi lại những từ chưa biết vào từ điển tự làm cho trẻ khi trẻ đọc sách. Sau đó tra cứu từ điển cùng trẻ, viết ra định nghĩa và khuyến khích trẻ ôn lại những từ chưa biết.
Tóm lại, đọc sách vẫn là cách tối ưu nhất giúp trẻ phát triển kỹ năng học đọc của bản thân. Khi trẻ dần quen với những mẩu chuyện ngắn, các phụ huynh có thể khuyến khích trẻ đọc những cuốn sách dài hơn, đặc biệt là những cuốn sách phải đọc trong vài ngày hoặc vài tuần. Những cuốn sách dài hơn sẽ khiến trẻ phát triển trí nhớ, nhớ những gì đã đọc (nhân vật, sự kiện) và phán đoán những điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Đối với những trẻ đọc kém hơn thì có thể cần xem lại phần trẻ đã đọc trước đó trước khi chuyển sang chương mới, thời gian đầu có thể trẻ sẽ chán nản khi quên những phần trước đó nhưng sau một thời gian, tư duy của trẻ được cải thiện thì trí nhớ của trẻ sẽ tốt hơn, không cần xem lại nữa.
3. Về ngữ âm
Ngữ âm là một phần trong quá trình đọc, khả năng trẻ hiểu các âm thanh mà các chữ cái tạo nên. Để trẻ phát triển kỹ năng này thì các phụ huynh cần khuyến khích trẻ làm những điều sau:
- Cùng trẻ xem qua sách vần, bài đồng dao và bài hát.
- Đối với mỗi vần, hãy chỉ ra những từ giống nhau hoặc gần giống nhau để thảo luận về sự khác biệt.
- Sử dụng sách bảng chữ cái để thảo luận về các từ giống nhau và khác nhau.
- Giới thiệu cho trẻ về những bài báo, tạp chí mới hàng ngày. Sử dụng kỹ năng ngữ âm để phát âm các từ và kỹ năng ngữ nghĩa để tìm ra nghĩa dựa trên ngữ cảnh của câu chuyện. Các phụ huynh cần yêu cầu trẻ đọc cho mình nghe, khi trẻ bắt gặp từ mới hoặc từ khó, hãy phát âm và định nghĩa cho trẻ, sau đó trẻ đọc toàn bộ câu đó.
Học đọc là một quá trình đòi hỏi trẻ phải nắm vững ba kỹ năng cơ bản. Những kỹ năng này là cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ âm. Cú pháp (ngữ pháp và dấu câu) là cách các từ, cụm từ và mệnh đề kết hợp với nhau để tạo ra các câu và đoạn văn. Giống như bất kỳ quá trình phát triển nào khác, quá trình học đọc của trẻ nhanh hay chậm khác nhau tùy thuộc vào mỗi trẻ và điều này không có nghĩa là cha mẹ của trẻ cần lo lắng nếu trẻ có thể đọc chậm hơn những trẻ khác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com, verywellfamily.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong