Đọc và viết là hai kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học tập của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường chú ý hướng cho trẻ học đọc nhiều hơn là học viết. Đặc biệt khi mà xung quanh trẻ là các thiết bị công nghệ thì việc làm sao để khơi dậy niềm yêu thích của trẻ với việc viết lách đang trở thành thách thức đối với nhiều bậc phụ huynh.
1. Khi nào trẻ có thể học viết?
Trẻ em sẵn sàng bắt đầu viết khi trẻ đã phát triển nền tảng đọc viết và nhận thức âm vị vững chắc, bao gồm kiến thức về âm thanh và hướng của văn bản từ trái sang phải.
Trẻ em cũng cần hiểu rằng văn bản mà trẻ đọc và viết thể hiện một thông điệp. Không có một quy tắc phù hợp với tất cả khi nói đến đọc và viết. Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể khi bước vào hành trình học tập, và sẽ sẵn sàng ở những giai đoạn khác nhau.
Đừng ép trẻ phải viết trước khi chúng sẵn sàng để viết một cách tự nhiên. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng việc mắc lỗi là một phần thiết yếu của việc học viết, vì vậy đừng khuyến khích trẻ tiến bộ bằng cách quá chỉ trích nỗ lực cố gắng của trẻ.
2. Cho trẻ học đọc hay học viết trước?
Lý tưởng nhất là trẻ học đọc và viết đồng thời cùng một lúc. Khi trẻ học các âm riêng lẻ được biểu thị bằng các chữ cái, trẻ bắt đầu học đọc các từ.
3. Các kỹ năng cơ bản cần có để viết văn là gì?
Đầu tiên là các bậc phụ huynh cần đọc sách cho trẻ nghe. Điều này cho trẻ tiếp xúc với văn bản và cách các từ được sử dụng để truyền đạt thông điệp.
Việc tiếp thu và thực hành phát triển các kỹ năng vận động tinh cũng rất quan trọng, chẳng hạn như thành thạo cách cầm bút bằng ba ngón tay. Trẻ em phải phát triển khả năng điều khiển bút để tạo thành các chữ cái và từ.
4. Các cách để khuyến khích trẻ thích viết
Việc viết lách đến với trẻ em một cách tự nhiên, trẻ thích đánh dấu mọi thứ và thể hiện bản thân. Dưới đây là các cách để giúp trẻ mẫu giáo tiếp tục yêu thích viết lách.
4.1. Cuộc sống của trẻ luôn đầy ắp những câu chuyện
Những nhà văn giỏi nhất là những người ham đọc. Đọc cho trẻ nghe mỗi ngày. Chọn một cuốn sách yêu cầu cao hơn khả năng đọc của trẻ hoặc thay phiên nhau đọc các trang trong cuốn sách mà trẻ chọn. Khi trẻ còn nhỏ, hãy kể chuyện cho trẻ nghe trong xe hơi, phòng khám bác sĩ hoặc khi bạn đang đẩy xe đẩy. Trên hết, hãy nói chuyện với trẻ.
Bạn có thể cung cấp những trải nghiệm thú vị cho trẻ, đây là điều quan trọng để giúp kích thích trí tưởng tượng và ý tưởng của trẻ về những gì cần viết. Ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi đến công viên hoặc bãi biển, sau đó nói chuyện với trẻ về những gì trẻ đã thấy và cảm giác của trẻ. Cho trẻ tiếp xúc với các từ vựng mới để giúp trẻ mô tả những gì trẻ đã trải qua và khuyến khích trẻ ghi những từ đó ra giấy nếu trẻ sẵn sàng làm như vậy.
4.2. Cho trẻ cơ hội được viết
Để nuôi dạy một nhà văn, hãy cho trẻ mọi cơ hội để đặt bút vào giấy, dùng phấn viết lên vỉa hè, vẽ vào giá vẽ và đánh dấu vào bảng áp phích, nhưng hãy đảm bảo rằng tất cả mọi việc đều diễn ra một cách vui vẻ. Trẻ mẫu giáo mới bắt đầu hiểu cách sử dụng các từ để truyền đạt suy nghĩ và vẫn đang phát triển các kỹ năng vận động cần thiết để hình thành các chữ cái.
Ở giai đoạn này, mục tiêu của bạn là khuyến khích trẻ để trẻ nhận ra rằng viết lách là một hoạt động có phần thưởng độc đáo của riêng nó.
4.3. Thử nghiệm với các công cụ viết
Hãy để trẻ thử tất cả các loại dụng cụ viết khác nhau như bút màu, phấn, bút mực, bút chì, sơn. Hãy nhớ rằng bé có thể dễ dàng sử dụng bút chì màu hoặc bút mực to hơn là bút chì nhỏ.
Ngay cả bột nhào và đất nặn cũng là công cụ viết, bạn có thể nặn chúng ra và tạo thành các chữ cái. Điều này cũng giúp phát triển kỹ năng vận động của trẻ. Giữ những vật dụng này trong ngăn kéo mà trẻ có thể lấy dễ dàng.
4.4. Thử nghiệm với các bề mặt
Đối với những đứa trẻ mới bắt đầu học viết, cần phải có giấy trắng. Những miếng giấy in báo lớn không đắt và trẻ em thích có một bề mặt lớn để viết vào đó. Nhưng bạn cũng đừng quên những bề mặt có thể viết khác như là bảng phấn, vỉa hè và bảng xóa khô.Nếu bạn lo lắng về sự lộn xộn, hãy kê một chiếc bàn cỡ trẻ em bên ngoài hoặc trong một khu vực của nhà bếp hoặc phòng chơi của bạn, nơi không có vấn đề gì về việc mực bắn tung toé ra xung quanh. Và bạn nên mua cho trẻ bút đánh dấu hòa tan trong nước và bút có thể tẩy xóa để dễ dàng dọn dẹp.
4.5. Mô hình thói quen viết tốt
Khi bạn đang vội vã ra khỏi cửa và đang viết vội danh sách hàng tạp hóa và trẻ choàng qua vai bạn và hỏi bạn đang làm gì, bạn hãy dành một chút thời gian để giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì.Hãy để trẻ thấy bạn viết hàng ngày từ việc lập danh sách việc cần làm, viết email hoặc thư, ghi nhật ký của riêng bạn. Trẻ nhỏ là đối tượng bắt chước chính vì vậy nếu bạn cho trẻ thấy bạn thích viết, rất có thể trẻ thích viết giống như bạn đang làm.
4.6. Sử dụng máy tính
Mở máy tính và để trẻ soạn văn bản từ trên máy tính, điều này còn tùy thuộc vào độ tuổi và sự khéo léo của trẻ mà bạn có thể phải giúp trẻ. Hãy để trẻ nhấp vào bàn phím ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ để đánh vần các từ thực tế. Mặc dù trẻ không thực sự tạo ra các chữ cái bằng tay của mình khi trẻ đánh máy, nhưng trẻ vẫn đang luyện viết. Trẻ đang học rằng các chữ cái kết hợp thành các từ và cụm từ để truyền đạt suy nghĩ.
4.7. Khen ngợi, động viên trẻ viết
Thể hiện sự quan tâm đến những gì trẻ viết hoặc vẽ, ngay cả khi bạn thấy đó là những những nét bút nguệch ngoạc. Khi đứa con hai tuổi của bạn viết nguệch ngoạc và gọi nó bằng tên của mình, có nghĩa trẻ đang cố gắng viết tên của mình. Hãy nói một cách cụ thể "Con thực sự đang học cách viết tên của mình" có ý nghĩa hơn nhiều đối với trẻ hơn là nói "Con thật là một nhà văn giỏi!".
Khi trẻ mẫu giáo của bạn viết một chuỗi các chữ cái và cho bạn biết trẻ đang viết gì. Và khi trẻ mẫu giáo vẽ một bức tranh và thêm một từ duy nhất, trẻ cũng đang viết.
Và nhớ khen ngợi trẻ về quá trình trẻ viết bài cũng như kết quả. Đó là, hãy nói những điều như, "Con thực sự đã dành nhiều thời gian để viết" hoặc "Bố/mẹ có thể thấy con đã quan tâm đến từ này như thế nào thông qua cách con viết nó".
4.8. Tạo không gian viết cho trẻ
Dành một góc yên tĩnh cho trẻ viết. Nếu bạn gặp khó khăn về không gian, hãy đóng gói đồ dùng cho trẻ viết vào một hộp đựng di động mà trẻ có thể lấy ra ở bàn bếp. Bao gồm bút, giấy, sổ tay và từ điển chính tả phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
4.9. Lên lịch thời gian viết trong ngày
Đừng đặt một lời nhắc viết trước mặt trẻ và gọi đó là việc dạy viết. Mặc dù lời nhắc có thể phục vụ một mục đích hữu ích, nhưng trọng tâm của thời gian viết của trẻ nên là những bài học nhỏ ngắn và nhiều thời gian để viết độc lập. Bài học nhỏ là gì? Đây chỉ la một vài ví dụ:
- Dạy trẻ cách tìm ra một từ và viết các âm của nó.
- Dạy trẻ cách suy nghĩ để viết các ý tưởng.
- Dạy trẻ đọc lại tác phẩm của trẻ sau khi trẻ viết xong.
Cho trẻ thời gian viết thường xuyên nếu bạn có thể. Liệu một cuốn sách mỗi tuần có thể giúp trẻ thích đọc không? Một buổi viết cũng không thể thúc đẩy tình yêu viết lách đối với trẻ. Nếu trẻ phản kháng, hãy sử dụng sự khéo léo của bạn để giúp trẻ quay lại viết một cách vui vẻ. Điều bạn cần nhớ đó là việc viết thường xuyên sẽ hình thành thói quen viết. Ba ngày một tuần, mỗi ngày viết từ 20-40 phút (tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ) tốt hơn việc viết trong năm ngày nhưng chỉ có 10 phút mỗi ngày.
4.10. Cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm viết đích thực
Hãy để trẻ giúp bạn viết danh sách những món đồ cần mua. Đưa cho trẻ chiếc bút để ghi chú vào cuối bức thư bạn đang viết. Để trẻ viết thư cho người vận chuyển thư hoặc hàng xóm. Một đứa trẻ lớn hơn có thể lên kế hoạch, thực đơn hoặc viết ra danh sách đồ dùng cần cho kỳ nghỉ. Tất cả trẻ em đều có thể viết lời cảm ơn, ngay cả khi đó chỉ là một bức tranh và tên của chúng.
4.11. Hãy để nghệ thuật là một phần của văn bản
Khi trẻ mới bắt đầu tập viết, câu chuyện của trẻ chủ yếu là tranh. Hãy để trẻ viết câu chuyện trẻ muốn kể và sau đó viết hoặc đọc các từ cho bạn nghe. Khi trẻ lớn hơn, trẻ vẫn sẽ thích minh họa câu chuyện của mình hoặc tô điểm thêm bằng tem và nhãn dán. Trẻ lớn hơn có thể thích vẽ truyện tranh để kể những câu chuyện của mình.
4.12. Đặt ra những kỳ vọng thực tế về chính tả và ngữ pháp
Chính tả và ngữ pháp là hoàn toàn quan trọng, nhưng không phải tất cả cùng một lúc. Tập trung quá nhiều vào chính tả và ngữ pháp sẽ làm thui chột khả năng sáng tạo ở những người viết trẻ và phá hủy nhiệt huyết ở những người lớn tuổi. Khi khả năng đọc viết của trẻ tăng lên, bạn sẽ biết những từ ngữ nào để buộc trẻ phải viết đúng. Nhưng bạn sẽ chỉ biết điều này khi bạn có thời gian viết thường xuyên.Một số giáo viên và phụ huynh trở nên lo lắng về việc trẻ không sử dụng ngữ pháp và dấu câu. Tuy nhiên, trẻ em biết khi nào bài viết của chúng không cẩn thận. Nếu bạn không bắt trẻ phải chịu trách nhiệm về những gì trẻ có thể làm và dạy trẻ những điều mới khi trẻ đã sẵn sàng, trẻ sẽ tiếp tục tạo ra những tác phẩm cẩu thả mà chắc chắn trẻ không thể tự hào. Hãy nhớ rằng từ ngữ, câu văn và ý tưởng là trên hết. Nhưng chính tả và ngữ pháp cũng là một yếu tố quan trọng.
4.13. Chơi các trò chơi thúc đẩy trẻ viết tốt
Ngừng nghe đài hoặc đầu đĩa DVD trên ô tô của bạn. Thay vào đó, hãy chơi các trò chơi chữ để tăng vốn từ vựng. Khi ở nhà, hãy chơi các trò chơi thúc đẩy kỹ năng viết cho trẻ.
4.14. Xuất bản bài viết của trẻ
Bạn có thể gửi bài viết của trẻ đến các cuộc thi hoặc tạp chí dành cho trẻ em. Cân nhắc đưa những câu chuyện đã hoàn thành của trẻ vào một cuốn sách bằng chương trình xuất bản trực tuyến. Điều này sẽ khuyến khích trẻ yêu thích viết lách hơn.
Nếu bạn đang gặp những vướng mắc trong việc nuôi dạy trẻ chưa thể giải quyết thì hãy đến gặp các chuyên gia tâm lý nhi tại Vinmec để được hỗ trợ, tư vấn, đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Đội ngũ bác sĩ đều giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu về nhi, hiểu tâm lý trẻ nhỏ, giúp phụ huynh nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Nếu có nhu cầu được tư vấn với các chuyên gia nhi hàng đầu Vinmec, hãy đăng ký trực tuyến tại website sớm hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được tư vấn chi tiết.
Nguồn tham khảo: babycenter.com, themeasuredmom.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong