Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thu Phương - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch vị có tính axit trong dạ dày, hay thực phẩm và chất lỏng khác trào lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề phổ biến ở mọi lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ em.

1. Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em , trong đó có những nguyên nhân chính sau:

Đối với nhiều trẻ việc dạ dày chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến dạ dày thường nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn nên thường bị trào ngược.

Các vấn đề liên quan đến cơ vòng thực quản dưới cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Bình thường cơ vòng mở ra để cho thức ăn vào dạ dày và đóng lại để giữ thức ăn trong dạ dày không trào ngược ra. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ hoạt động này thường chưa ổn định nên thức ăn dễ trào ngược lên thực quản.

Một số loại thức ăn cho trẻ nhỏ và lỏng nên rất dễ lọt ra ngoài khi xuất hiện các khe hở.

Một số trẻ thường có thói quen ăn xong rồi nằm, điều này vừa không tốt cho dạ dày mà còn dễ gây trào ngược.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày và đường tiêu hóa như: viêm ruột, nhiễm trùng, dị ứng,...


Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Triệu chứng phổ biến nhất thường gặp nhất của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là ợ nóng. Ợ nóng có thể kéo dài đến 2 giờ và có xu hướng nghiêm trọng hơn sau bữa ăn. Ngoài ra ở trẻ, trào ngược dạ dày có thể có một số triệu chứng khác như

  • Nôn mửa thường xảy ra sau khi trẻ ăn xong;
  • Một số trường hợp trẻ có thể bị nghẹn hoặc thở khò khè nếu dịch trào ngược vào khí quản và phổi;
  • Thường xuyên bị ợ hơi hoặc nấc cụt;
  • Các triệu chứng nôn thức ăn hoặc dịch vị chua lỏng kéo dài kể cả khi trẻ đã trên 1 tuổi;
  • Trẻ hay cáu kỉnh hoặc quấy khóc sau khi ăn;
  • Đôi lúc còn chán ăn hoặc ăn với số lượng ít;
  • Không tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu mãn;
  • Nếu trẻ lớn hơn có thể có cảm giác đau xương ức.

3. Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản mà trẻ có thể gặp phải

Trào ngược dạ dày thực quản nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Trào ngược dạ dày thường gây nên các vấn đề về hô hấp khi axit tràn vào khí quản, phổi hoặc mũi; Trẻ có thể bị sưng tấy và nóng rát trong thực quản; Ngoài ra nguy hiểm hơn nữa trẻ có thể xuất huyết thực quản.

4. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ như thế nào?


Cần đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh
Cần đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi:

Trào ngược nếu không có các biến chứng thì không cần điều trị mà thực hiện theo các chỉ dẫn sau:

  • Không nên cho trẻ bú quá nhiều trong một lần bú, giữa lúc đang bú phụ huynh nên tạm ngưng để vỗ lưng cho bé ợ hơi
  • Sau khi cho trẻ bú xong, ẵm trẻ thẳng lên khoảng 20-30 phút trước khi đặt nằm xuống;
  • Làm đặc sữa bằng công thức riêng, trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể chọn loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược;
  • Khi nghi ngờ trẻ có dị ứng đạm sữa bò thì hãy loại bỏ các thức ăn uống có sữa ra khỏi chế độ ăn của mẹ nếu trẻ bú mẹ
  • Nên cho trẻ tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện, bác sĩ có thể phải cho trẻ sử dụng thuốc.

Đối với trẻ trên 1 tuổi:

  • Không được cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm như caffeine, sô cô la và bạc hà vì tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản; các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước ngọt có ga, nước cam và thực phẩm cay...
  • Nâng đầu giường hoặc kê cao đầu khi ngủ cho trẻ , điều này có thể giúp giảm chứng ợ nóng vào ban đêm.
  • Dạy trẻ không được nằm xuống sau khi ăn, mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Ở trẻ em bị thừa cân, béo phì thì việc giảm cân có thể giúp giảm trào ngược.
  • Bên cạnh đó trẻ còn có thể phải điều trị bằng thuốc cũng như các phương pháp phẫu thuật để kiểm soát được cơn trào ngược.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe