Các thực phẩm dùng cho bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng

Thực phẩm dùng cho bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng có thể trở thành một trợ thủ đắc lực trong quá trình điều trị tình trạng này. Việc có một chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần vào quá trình làm lành các vết loét trong dạ dày, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa biết liệu viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì để bệnh mau khỏi.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì để tốt cho cơ thể?

Sau đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh cần đưa vào chế độ ăn uống của mình để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

1.1 Các loại thịt dễ tiêu hoá

Một số loại thịt dễ tiêu hoá như thịt gà, heo hoặc cá, tôm sẽ là những nguồn đạm dồi dào cho cơ thể. Đây là những loại thịt ít chất béo, không quá cay và dễ tiêu hoá. Từ đó, dạ dày của người bệnh không phải chịu nhiều áp lực.

1.2 Các loại rau củ quả

Rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Đối với bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng, các loại rau củ và trái cây phù hợp bao gồm: cà chua, bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, cải thảo, rau muống, bí ngô, dưa leo, dưa hấu, táo, chuối, kiwi, cam, quýt, xoài, lê, nho, dâu tây, dâu đen và việt quất.

1.3 Ngũ cốc

Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc đã tách hạt như hạt yến mạch, hạt kê hoặc hạt quinoa… Đây là các loại thực phẩm giàu chất xơ mà bệnh nhân có thể dễ dàng phối hợp trong thực đơn hàng ngày của mình.

1.4 Sử dụng nghệ và mật ong

Cả nghệ (tinh bột nghệ) và mật ong đều là những vị thuốc rất hiệu quả trong Đông y. Nghệ có tác dụng giảm tiết dịch vị, chống viêm và trung hoà axit dịch vị. Trong khi đó mật ong cũng có tác dụng điều hòa nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó, bệnh nhân có thể hạn chế được tình trạng kích ứng dạ dày do bệnh gây ra.

1.5 Đậu bắp

Đậu bắp là một trong những thực phẩm dùng cho bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng. Đậu bắp giàu vitamin B, C, E và nhiều dưỡng chất khác, đặc biệt là chất nhầy chứa phức hợp protein liên kết với polysaccharide, pectin và các thành phần khác. Những chất này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

1.6 Súp/canh

Súp và canh là thực phẩm đã được nấu chín mềm, không gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Trong canh và súp cũng có lượng nước dồi dào, hỗ trợ pha loãng acid trong dạ dày, qua đó giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn.

1.7 Nước và nước ép

Nước và nước ép có thể coi là đáp án phù hợp nhất khi bệnh nhân không biết viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì. Bệnh nhân có thể uống các loại nước ép trái cây không đường, nước ép cà rốt, nước ép táo và nước ép bí đỏ.

1.8 Đậu hạt

Đậu hạt là nguồn cung cấp chất đạmchất xơ quan trọng cho cơ thể. Những loại đậu tốt cho bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng bao gồm: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu hà lan, đậu nành và đậu đen.

2. Các loại thực phẩm cần tránh

Bên cạnh tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, bệnh nhân cũng cần biết về những loại thực phẩm cần tránh. Sau đây là một số nhóm thực phẩm không tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.

2.1 Đồ uống có cồn và cà phê

Những loại đồ uống này có thể gây kích thích trong dạ dày, khiến tình trạng loét trở nên tồi tệ hơn và gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

Trong danh sách các thực phẩm dùng cho bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng không nên có cà phê vì có thể gây kích thích dạ dày.
Trong danh sách các thực phẩm dùng cho bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng không nên có cà phê vì có thể gây kích thích dạ dày.

2.2 Đồ uống có gas

Khí gas trong các loại đồ uống này sẽ gia tăng áp lực cho dạ dày, từ đó gây đau đớn và đầy hơi. Vì vậy, người bệnh nên tránh tiêu thụ những loại đồ uống này.

2.3 Đồ ăn nhiều chất béo

Thịt nướng, mỡ động vật, kem hoặc phô mai là những thực phẩm chứa nhiều chất béo. Khi tiêu thụ các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ dạ dày bị kích thích và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong dạ dày. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này cũng dễ gây ra đầy hơi và khó tiêu.

2.4 Thực phẩm chứa chất kích thích

Một số thực phẩm có chứa các chất gây kích thích dạ dày và gây đau cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng gồm ớt, tỏi, hành tây, trà và chocolate.

2.5 Thực phẩm sinh ra hơi, dễ gây chướng bụng

Thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm dưa cà muối, giá đỗ, hành, hẹ hoặc cần tây.

2.6 Thực phẩm làm tăng axit trong dạ dày

Các thực phẩm thuộc nhóm này gồm:

  • Thực phẩm chua như dấm, mẻ
  • Các loại trái cây chua như quýt, cam, chanh hay xoài

3. Các lưu ý khi lên danh sách thực phẩm dùng cho bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng

Một số lưu ý mà người bệnh cần nhớ gồm:

3.1 Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa

Bệnh nhân nên ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa ăn để giảm bớt áp lực lên dạ dày.

3.2 Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn

Việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn tiêu hoá dễ dàng hơn, cùng với đó là giảm áp lực lên dạ dày trong khi ăn.

3.3 Không nên ăn quá no hoặc để quá đói

Khi quá đói hoặc ăn quá no, việc tiêu thụ thức ăn có thể gây ra áp lực lên dạ dày người bệnh, gây đầy hơi và khó tiêu hoá.

3.4 Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hoá của người bệnh cũng như giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh khác. Người bệnh nên chọn rau củ quả, đậu hạt và ngũ cốc trong bữa ăn khi các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ.

3.5 Chọn đồ ăn dễ tiêu

Một số đồ ăn dễ tiêu như thịt gà, thịt heo, cá, tôm, rau củ quả và một số loại hạt, ngũ cốc sẽ là câu trả lời tuyệt vời nếu bệnh nhân đang băn khoăn viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì.

3.6 Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt

Lượng đường cao có thể gây tăng đường huyết. Từ đó, các thực phẩm này tạo ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.

Bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân không nên ăn nhiều đồ ngọt vì có thể gây tăng đường huyết và tạo ra cảm giác khó chịu.
Bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân không nên ăn nhiều đồ ngọt vì có thể gây tăng đường huyết và tạo ra cảm giác khó chịu.

Vừa rồi là những thông tin mà Vinmec cung cấp cho người bệnh về vấn đề viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và một số loại thực phẩm phù hợp dành cho người bệnh. Tuy nhiên, để có được hiệu quả điều trị tốt, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số yếu tố khác như giảm stress, tập thể dục đều đặn và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe