Trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng - Những điều cần biết

Các loại trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng bằng cách làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng. Do đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên uống một tách trà thảo dược hoặc trà xanh mỗi ngày. Tuy nhiên, việc xem xét kỹ ảnh hưởng của các loại trà đến cơ thể trước khi sử dụng là điều vô cùng cần thiết.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung, chuyên ngành Nội tiêu hoá, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Lợi ích của trà trong điều trị viêm loét đại tràng (UC)

Người bệnh viêm loét đại tràng (UC) có thể quản lý tốt các triệu chứng của bệnh khi kết hợp uống trà với sử dụng thuốc theo chỉ định.

Uống một tách trà thảo dược hoặc trà xanh mỗi ngày trong quá trình điều trị UC sẽ giúp làm giảm viêm tự nhiên và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này vừa đơn giản, tiết kiệm, lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe vượt trội so với các đồ uống có đường. 

Trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng hiệu quả nhưng cần lưu ý lựa chọn loại trà phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng hiệu quả nhưng cần lưu ý lựa chọn loại trà phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, trà không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị. Thay vào đó, loại thức uống này có thể được xem là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị viêm loét đại tràng, góp phần cải thiện tình trạng tổn thương và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Hơn nữa, các loại trà chứa polyphenol - một hợp chất tự nhiên có trong các thực vật và thảo mộc, có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của gốc tự do và giúp giảm viêm. Theo một số nghiên cứu, polyphenol trong trà xanh giúp làm giảm tình trạng viêm trong các bệnh về đường ruột và giảm nguy cơ viêm loét đại tràng.

Ngoài ra, trà xanh, trà đen và trà thảo mộc là những loại trà nổi bật với đặc tính chống viêm. Một polyphenol mạnh trong trà xanh được gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) đã chứng minh khả năng giảm viêm hiệu quả. 

Một số loại trà có chứa các hợp chất chống viêm như polyphenol, flavonoid và curcumin, có thể giúp giảm viêm niêm mạc đại tràng.
Một số loại trà có chứa các hợp chất chống viêm như polyphenol, flavonoid và curcumin, có thể giúp giảm viêm niêm mạc đại tràng.

2. Các loại trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng

2.1 Trà hoa cúc

Được sử dụng từ hàng nghìn năm qua, trà hoa cúc không chỉ là một loại đồ uống thơm ngon mà còn là phương thuốc truyền thống hiệu quả. Trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng này được biết đến với những đặc tính có lợi như khả năng chống viêm, chống oxy hóa và điều trị bệnh.

Hoa cúc hỗ trợ trong điều trị viêm loét đại tràng (UC) bằng cách giảm các vấn đề tiêu hóa, bao gồm làm dịu dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi và giúp thư giãn cơ ruột để giảm co thắt.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng hoa cúc như một liệu pháp điều trị bệnh tiêu chảy - triệu chứng chính của viêm loét đại tràng. Nghiên cứu cũng cho thấy loại thảo dược này đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước để điều trị các vấn đề về dạ dày, cơn co thắt và những nhiễm trùng nhẹ.

Thêm vào đó, trà hoa cúc không chỉ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, cực ký hữu ích đối với bệnh nhân trong tình trạng căng thẳng do các bệnh mãn tính như viêm loét đại tràng (UC) nhờ khả năng làm dịu thần kinh, giảm lo lắng và trầm cảm.

Trà hoa cúc là một lựa chọn an toàn khi sử dụng để làm đồ uống, vì vậy người bệnh có thể uống mà không cần lo ngại về các tác dụng phụ. 

Trà hoa cúc được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh từ hàng nghìn năm qua.
Trà hoa cúc được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh từ hàng nghìn năm qua.

2.2 Trà xanh

Các tác động tích cực của trà xanh đối với triệu chứng viêm loét đại tràng (UC) đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

Polyphenol có trong trà xanh từ lá chưa lên men có khả năng giảm nồng độ của những hóa chất gây viêm ruột như TNF-alpha và interleukin. Đây cũng là những chất mà các thuốc sinh học điều trị viêm loét đại tràng nhắm đến.

Vào năm 2021, một nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng epigallocatechin-3-gallate (EGCG) trong trà xanh có tác dụng giảm viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc polyphenol có tác dụng tương tự đối với những người bị viêm loét đại tràng hay không.

Mặc dù loại trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng này là một thức uống an toàn nhưng người sử dụng cần lưu ý rằng caffeine có trong trà xanh có thể gây mất ngủ.

2.3 Trà gừng

Hơn 2.500 năm qua, gừng luôn đóng vai trò quan trọng trong cả ẩm thực lẫn y học của Trung Quốc. Gia vị này được chiết xuất từ thân hoặc rễ của cây gừng, chứa một lượng lớn polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, bao gồm gingerol, shogaol và zingerone. 

Trà gừng có tác dụng chống viêm và giảm buồn nôn, nôn mửa.
Trà gừng có tác dụng chống viêm và giảm buồn nôn, nôn mửa.

Các hợp chất như 6-gingerol và 6-shogaol có trong gừng đã được nghiên cứu và chứng minh là có khả năng giảm viêm. Một nghiên cứu trên người cho thấy rằng việc bổ sung gừng vào chế độ ăn trong 12 tuần giúp làm giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng và cải thiện chất lượng sống.

Ngoài ra, các hạt nano được tạo ra từ gừng đang được các nhà nghiên cứu xem như một phương pháp điều trị viêm loét đại tràng vì chúng có khả năng giảm viêm và ít gây tác dụng phụ.

Trà gừng là một loại trà thảo mộc trị viêm loét đại tràng được sử dụng an toàn khi dùng làm thức uống. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của gừng thông qua việc sử dụng thực phẩm bổ sung gừng dưới dạng uống.

2.4 Trà cây du trơn

Từ lâu, vỏ cây du trơn màu đỏ đã được các quốc gia sử dụng để chữa các bệnh như viêm họng và đau dạ dày. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ hơn hiệu quả của cây du trơn trong điều trị IBD.

2.5 Trà cam thảo

Trà cam thảo không chỉ mang lại vị ngọt tự nhiên mà còn hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng. Rễ cam thảo - một loại thảo mộc thường được sử dụng trong trà nổi bật với khả năng chống viêm, có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, rễ cam thảo có thể tác động đến huyết áp và mức kali trong cơ thể. Vì vậy, trước khi sử dụng cam thảo như một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng, người bệnh nên xem xét kỹ lưỡng loại trà thảo mộc này. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe