Những lầm tưởng về bệnh tim mạch có thể khiến mọi người hiểu sai về mức độ nguy hiểm của bệnh, đồng thời không có cách để phòng ngừa và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.
Những đính chính sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh tim mạch, kịp thời điều chỉnh thói quen sống, nâng cao ý thức cảnh giác với bệnh tim mạch.
1. Thực trạng bệnh tim hiện nay
Mỗi năm, số lượng người chết vì bệnh tim còn nhiều hơn so với bệnh ung thư. Hầu hết các trường hợp tử vong này là do đau tim và chủ yếu ở những người mắc bệnh động mạch vành.
Tuy nhiên, hiện nay mọi người đã bắt đầu quan tâm đến sức khỏe tim mạch của mình, chủ động áp dụng lối sống lành mạnh, dùng thuốc để giảm nguy cơ và biến cố tim mạch trong tương lai, đây là một xu hướng đúng đắn và nên được định hướng nhằm mang lại hiệu quả, lợi ích cho người bệnh2. Những lầm tưởng về bệnh tim mạch
Những lầm tưởng về bệnh tim và cách phòng ngừa bệnh tim hiệu quả vẫn tồn tại hàng ngày. Các bác sĩ đã đưa ra top 10 lầm tưởng về bệnh tim mạch mà nhiều người vẫn đang nhầm lẫn.
2. Những lầm tưởng về bệnh tim mạch
2.1 Bạn sẽ chỉ mắc bệnh trong trường hợp gia đình có tiền sử bệnh tim
Di truyền là một trong những yếu tố tăng nguy cơ bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, di truyền chỉ đóng một vai trò nhỏ, 90% người mắc bệnh tim là do họ lựa chọn lối sống không lành mạnh (bao gồm chế độ ăn uống ít dinh dưỡng, hút thuốc và ít hoặc không tập thể dục). Những thói quen này có thể làm tăng mức cholesterol và các chất béo có hại trong máu, tăng huyết áp và khiến mọi người có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
2.2 Lầm tưởng về bệnh tim mạch mà hầu hết mọi người đều mắc phải: bổ sung đủ cholesterol tốt có thể giảm tác động của cholesterol xấu
Rất nhiều người cho rằng khi bản thân bổ sung đủ một lượng lớn cholesterol tốt sẽ làm giảm được các tác động của cholesterol xấu. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, đây chỉ là một lầm tưởng về bệnh tim mạch mà nhiều người đang mắc phải. Để xác định nguy cơ mắc bệnh tim, các bác sĩ không xem xét tổng nồng độ của cả hai loại cholesterol tốt (HDL) và xấu (LDL) mà chỉ tập trung vào LDL. Nồng độ HDL trong cơ thể cao có thể mang đến nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ nhưng điều đó cũng có nghĩa là cơ thể chúng ta vẫn có thể tích tụ LDL trong động mạch có khả năng sẽ dẫn đau tim, đột quỵ và nhiều vấn đề khác.
2.3 Giảm cholesterol xấu chỉ bằng cách ăn uống lành mạnh
Đây cũng là một lầm tưởng mà nhiều người đang mắc phải. Trên thực tế, khi cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể đang ở mức rất cao, mọi người nhất định phải sử dụng thuốc (chẳng hạn như statin) để giảm nồng độ này xuống.
Khoảng 75% lượng cholesterol trong cơ thể được sinh ra từ gan, chỉ có 25% phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Một chế độ ăn lành mạnh có thể góp phần vào việc giảm lượng cholesterol xấu trong máu, nhưng chỉ thay đổi chế độ ăn là chưa đủ, chúng ta cần phải kết hợp với việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị này.
2.4 Huyết áp cao có thể cảm nhận được - một lầm tưởng rất nguy hiểm
Không phải tự nhiên mà nhiều người lại gọi huyết áp cao (tăng huyết áp) được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cho đến khi gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ. Chúng ta sẽ chỉ biết được chính xác huyết áp của mình đang gặp phải vấn đề gì bằng cách sử dụng máy đo huyết áp.
Các bác sĩ khuyến khích mọi người nên kiểm tra huyết áp từ trước 21 tuổi (đặc biệt là người tiền sử bệnh huyết áp cao trong gia đình) để có cơ sở theo dõi trong suốt cuộc đời. Đối với người bệnh đã được chẩn đoán tăng huyết áp thì máy đo huyết áp chính là công cụ quan trọng giúp theo dõi huyết áp tại nhà và đánh giá việc kiểm soát huyết áp tại nhà thông qua việc tự đo huyết áp, nhật ký theo dõi huyết áp chính là thước đo tin cậy cho thấy việc bạn có được kiểm soát huyết áp tốt khi dùng thuốc hay không. Hãy mang theo nhật ký theo dõi huyết áp trong lần thăm khám tiếp theo, để bạn sĩ có thể biết chính xác huyết áp của bạn.
2.5 Tất cả chất béo đều có hại cho tim chính là một lầm tưởng khác
Không phải tất chất béo nào cũng gây hại cho tim mạch. Chất béo chuyển hóa (còn được gọi là dầu hydro hóa một phần), là loại chất béo có nhiều tác động xấu nhất. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong nhiều món nướng, chiên và thực phẩm chế biến sẵn. Nó có thể làm làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.
Bên cạnh chuyển hoá, chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và bơ cũng là một nguồn chất béo không tốt cho cơ thể. Sử dụng chất béo không bão hòa thay cho 2 loại chất béo gây hại trên sẽ đóng góp được phần nào vào việc làm giảm nồng độ LDL.
2.6 Thực phẩm chức năng có thể ngăn ngừa bệnh tim phát triển
Thêm một lầm tưởng về bệnh tim mà có nhiều người vẫn đang tin tưởng, chính là về thực phẩm mà chúng ta dung nạp hằng ngày có thể làm phòng ngừa tuyệt đối bệnh tim. Các bác sĩ và nhà khoa học khẳng định không có thực phẩm nào có thể ngăn ngừa bệnh tim, mặc dù một số chế độ ăn kiêng nhất định có thể hạn chế được phần nào.
Những loại thực phẩm (như quả việt quất, quả lựu, quả óc chó và cá) tuy có lợi cho sức khỏe tim mạch sẽ không ngăn ngừa được phát triển bệnh tim. Tuy nhiên, Chế độ ăn Địa Trung Hải (bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá, rau, trái cây và chất béo không bão hòa đơn như dầu ô liu) đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe tim mạch.
2.7 Tập thể dục 2 đến 3 giờ mỗi tuần sẽ đảm bảo được sức khỏe tim mạch
Để giảm nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành và ung thư, mỗi tuần, chúng ta sẽ cần tối thiểu 5 hoặc 6 buổi hoạt động thể chất với mức độ từ trung bình đến mạnh.
Các bác sĩ cho biết, nếu chúng ta không có đủ thời gian để tập luyện thể dục mỗi ngày hãy cố gắng tăng cường hoạt động vào cuối tuần. Bên cạnh đó, hạn chế việc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, thường xuyên đứng dậy và di chuyển xung quanh khu vực làm việc, sức khỏe tim mạch cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Chỉ cần tập thể dục 2 đến 3 giờ mỗi tuần là lầm tưởng mà mọi người cần phải chú ý. Chúng ta có thể lựa chọn đi cầu thang bộ thay vì thang máy, tự hút bụi thay vì sử dụng robot hút bụi để dọn nhà.
Hãy đặt mục tiêu dành 30 phút hoạt động mỗi ngày, chia thành các buổi từ 10 đến 15 phút, điều đó cực kỳ có ích cho sức khoẻ tim mạch.
2.8 Phẫu thuật bắc cầu và đặt stent sẽ chữa khỏi bệnh động mạch vành.
Phẫu thuật bắc cầu và đặt stent được dùng để giải quyết vấn đề tắc nghẽn động mạch vành, tuy nhiên không có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Động mạch vẫn có nguy cơ tái hẹp, quá trình tắc nghẽn vẫn tiếp tục diễn ra. Chính vì thế, suy nghĩ đặt stent và phẫu thuật bắc cầu có thể giải quyết hoàn toàn bệnh động mạch vành là một lầm tưởng về bệnh tim cần phải được xoá bỏ.
2.9 Đặt stent an toàn hơn phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Trên thực tế, khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, nguy cơ gặp biến chứng phẫu thuật sẽ thấp hơn 1%. Đặt stent là một phương pháp ít xâm lấn hơn và cho phép bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, nó có mức độ an toàn tương tự như mổ bắc cầu.
Một số người có khả năng hồi phục tốt hơn khi đặt stent nhưng cũng có người ngược lại. Trong những trường hợp này, bác sĩ phẫu thuật tim sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp và giải thích lý do vì sao.
2.10 Phụ nữ không cần phải lo lắng về bệnh tim
Không như những gì mọi người đã lầm tưởng về bệnh tim mạch, mỗi năm số phụ nữ chết vì bệnh tim nhiều hơn vì ung thư vú. Nam giới thường có xu hướng mắc bệnh động mạch vành và bị đau tim ở độ tuổi trẻ hơn phụ nữ. Nhưng sau khi mãn kinh, nguy cơ đau tim ở cả phụ nữ sẽ giống như nam giới.
Một lý do khiến phụ nữ không chẩn đoán kịp thời bệnh tim là do họ tập trung vào sức khỏe sản/phụ khoa nhiều hơn là bệnh tim mạch.
Các bác sĩ lưu ý rằng phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe toàn diện, bao gồm cả các bài kiểm tra tim cơ bản ở tuổi trưởng thành. Điều này sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.