Tìm hiểu bệnh viêm đại tràng vi thể

Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm đại tràng (VĐT) vi thể là tình trạng viêm đại tràng mạn tính được đặc trưng bởi biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy mạn tính nhưng bệnh nhân có hình
ảnh nội soi đại tràng bình thường và chỉ chẩn đoán được dựa trên mô bệnh học.

1. Triệu chứng lâm sàng

Trên lâm sàng, không thể phân biệt được giữa viêm đại tràng collagen và viêm đại tràng lympho là hai thể của bệnh viêm đại tràng vi thể. Triệu chứng nổi bật của viêm đại tràng vi thể là tình trạng tiêu chảy mạn tính nhưng không có máu trong phân. Tiêu chảy mạn tính được định nghĩa là khi tình trạng này kéo dài trên 4 tuần. Phân toàn nước khiến bệnh nhân có cảm giác cần đi ngoài ngay (70% bệnh nhân) hoặc đại tiện không tự chủ (40% bệnh nhân). Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đi ngoài trên 15 lần/ngày và thường gặp tiêu chảy ban đêm (50% bệnh nhân). Tuy nhiên, tình trạng mất nước nặng, rối loạn điện giải hoặc các biến chứng khác ít gặp. Giai đoạn bệnh tiến triển, bệnh nhân thường bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Theo Hjortswang và CS, đi ngoài 2 - 3 lần/ngày hoặc>1 lần phân lỏng toàn nước/ngày có liên quan mật thiết đến việc giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đau bụng cũng là một triệu chứng hay gặp. Tỉ lệ cảm giác khó chịu hoặc đau quặn bụng có thể lên đến 50% và chẩn đoán phân biệt giữa viêm đại tràng vi thể với hội chứng ruột kích thích gặp nhiều khó khăn. Theo một nghiên cứu thuần tập, 43% bệnh nhân viêm đại tràng vị thể đáp ứng tiêu chuẩn Rome II. Đau bụng mức độ trung bình hoặc nặng gặp ở giai đoạn bệnh tiến triển. Gầy sút cân có thể thấy ở gần 50% các bệnh nhân giai đoạn bệnh tiến triển do tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều gây mất nước cũng như thay đổi thói quen ăn uống.


Đau bụng cũng là một triệu chứng hay gặp của viêm đại tràng vi thể
Đau bụng cũng là một triệu chứng hay gặp của viêm đại tràng vi thể

2. Tiếp cận chẩn đoán viêm đại tràng vi thể

Khai thác bệnh sử

  • Đặc điểm tiêu chảy: tính chất, tần suất, diễn biến, thời gian tiến triển, tính chất nhầy máu, tiêu chảy ban đêm, đại tiện không tự chủ)
  • Gầy sút cân
  • Tiền sử gia đình (bệnh viêm ruột, Celiac, tổn thương ác tính nội tiết đa ổ)
  • Tiền sử thuốc (lạm dụng thuốc nhuận tràng, tác dụng không mong muốn của thuốc, viêm ruột do xạ trị, mổ đường tiêu hóa, cắt túi mật.

Triệu chứng toàn thân

  • Chế độ ăn (kém hấp thu lactose, fructosa, sorbitol, Celiac)
  • Tiền sử nghề nghiệp, du lịch, yếu tố phơi nhiễm HIV, nhiễm trùng tái phát dai dẳng
  • Chế độ ăn (kém hấp thu lactose, fructosa, sorbitol, Celiac)

Đánh giá ban đầu

  • Cây phân: Clostridium difficile, cấy phân, soi tươi ký sinh trùng, kháng nguyên phân Giardia
  • Test huyết thanh: công thức máu, điện giải đồ, protein, albumin, tốc độ máu lăng, chức năng tuyến giáp
  • Test huyết thanh bệnh Celiac
  • Test không dung nạp lactose
  • Nội soi + sinh thiết
  • Mộ bệnh học

Hình ảnh nội soi của viêm đại tràng vi thể
Hình ảnh nội soi của viêm đại tràng vi thể

3. Các tình huống khó trong chẩn đoán và mối liên quan với bệnh viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể có thể được chẩn đoán ở những bệnh nhân mắc đồng thời IBS, IBD hoặc bệnh celiac. Những người khác bao gồm thiếu máu cục bộ mãn tính hoặc viêm đại tràng nhiễm trùng, cường giáp, carcinoid, hoặc sử dụng NSAID kéo dài. Một cách nhanh chóng để phân biệt tiêu chảy mãn tính ở bệnh nhân viêm đại tràng vi thể với bệnh nhân bị IBD là cấu trúc niêm mạc được bảo tồn. Một nghiên cứu cho thấy rằng một người bị bệnh celiac có nguy cơ phát triển viêm đại tràng vi thể tăng gấp 70 lần khi so sánh với dân số chung. Bệnh celiac đồng thời có ở khoảng 5% bệnh nhân bị viêm đại tràng vi thể. IBD có thể có các khu vực khu trú của viêm đại tràng vi thể.

Bệnh tự miễn đồng thời, bao gồm bệnh celiac, với bệnh viêm đại tràng cắt lớp phổ biến hơn so với bệnh viêm đại tràng tế bào lympho (tương ứng là 53% đến 26%). Phân biệt bệnh celiac với viêm đại tràng vi thể cần xét nghiệm huyết thanh, chẳng hạn như kháng thể kháng tTG.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe