Tiêm ngừa cúm gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tim mạch bởi vì nếu bạn đang mắc các bệnh về tim mạch, vacxin cúm có thể giúp bạn giảm các nguy cơ biến chứng. Cảm cúm bởi virus là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch, việc phòng chống ngăn ngừa cúm càng trở nên qua trọng hơn bởi các biến chứng từ cúm thường dễ xảy ra đối với người đang gặp vấn đề về tim mạch.
1. Tác nhân gây bệnh cúm
Bệnh cúm gây ra bởi virus gồm ba loại A, B, C. Bệnh rất dễ lây lan giữa người với người thông qua các giọt bắn nhỏ (giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng) khi nói chuyện, ho và hắt hơi. Từ đó vi rút có thể xâm nhầm từ cơ thể người bệnh sang người lệnh bằng đường mũi họng.
Ở Việt nam, theo số liệu từ Cục Y Tế Dự Phòng, hàng năm có trên 800.000 người mắc cúm. Dịch cúm thường xuất hiện quanh năm và cao nhất vào các tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Dịch cúm cũng có xu hướng gia tăng trong mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là thời điểm giao mùa.
Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng của chúng bằng việc tham gia chương trình vacxin cúm hàng năm. Mặc dù thực tế vắc-xin cúm không có thể 100% bảo vệ bạn khỏi vi rút cúm, nhưng đó vẫn là biện pháp tốt nhất dành cho bạn. Các chuyên gia sức khỏe từ rất lâu về trước đã đề xuất sử dụng vắc xin cho người lớn tuổi và nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhóm bệnh nhân tim mạch.
2. Các loại vắc xin cúm
Các loại vắc-xin cúm bắt đầu tạo ra các kháng thể đặc biệt trong cơ thể từ khoảng 2 tuần sau khi tiêm. Các kháng thể này sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi loại virus cúm đã được sử dụng trong chế tạo vắc-xin. Dưới đây là một số dạng vắc-xin cúm thường gặp.
- Vắc-xin cúm (tiêm bắp): Là vắc-xin dạng tiêm, thường được tiêm vào cánh tay.
- Vắc-xin cúm (tiêm trong da): Có thể sử dụng với người từ 18 đến 64 tuổi
- Vắc-xin tứ liên: Loại vắc-xin có thể bảo vệ chống lại 4 loại virus cúm khác nhau.
- Vắc-xin cúm liều cao Fluzone: Chứa gấp 4 lần kháng thể so với liều vắc-xin thông thường và được phê chuẩn để sử dụng cho người từ 65 tuổi trở lên.
- Vắc-xin cúm tứ liên Fluad (Flaud Quadrivalent): Được chế tạo cùng một tá chất nhằm tăng cường phản ứng miễn dịch và đặc biệt được phê chuẩn sử dụng cho người từ 65 tuổi trở lên.
- Vắc-xin cúm dựa trên tế bào (Flucelvax Quadrivanlent): Được phát triển trên tế bào của động vật có vú thay vì trứng gà. Do đó, loại vắc-xin không liên quan đến trứng và có thể sử dụng cho người từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Vắc-xin cúm tái tổ hợp (Flublok Quadrivalent) được sử dụng phương pháp chế tạo không liên quan đến trứng. Loại vắc-xin này chứa gấp 3 lần kháng nguyên so với loại vắc-xin bất hoạt liều tiêu chuẩn, giúp tạo miễn dịch mạnh mẽ hơn.
- Vắc-xin cúm dạng xịt mũi là dạng vắc-xin dưới dạng xịt chứa vắc-xin cúm sống được giảm động lực. Vắc-xin này có thể sử dụng cho người từ 2 đến 49 tuổi và chống chỉ định đối với người có thai, suy giảm miễn dịch hoặc đang có một số vấn đề nhất định về sức khỏe.
3. Tiêm ngừa cúm gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tim mạch như thế nào?
Tiêm ngừa cúm gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tim mạch như thế nào? Tiêm ngừa cúm giúp giảm nguy cơ các biến chứng nặng của bệnh lý tim mạch, giảm tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ phải nhập viện điều trị.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tim mạch, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn gặp các biến chứng từ bệnh cúm. Các biến chứng do cúm gây nên bao gồm:
- Viêm phổi
- Viêm phế quản cấp
- Suy hô hấp
- Đau tim
- Tử vong
Biến chứng từ bệnh cúm còn có thể bao gồm suy tim, đái tháo đường, suyễn và các vấn đề sức khoẻ khác trầm trọng hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện các dự án liên quan đến lợi ích và rủi ro liên quan đến tiêm ngừa cúm hàng năm giữa những người mắc các bệnh tim mạch, bao gồm suy tim. Trong đó, một số các nghiên cứu chỉ ra rằng thực hiện tiêm ngừa cúm hàng năm giúp giảm thiểu nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các nguyên nhân tử vong khác liên quan đến tim mạch đối với các đối tượng trên nhưng vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu được thực hiện.
4. Tiêm ngừa cúm có an toàn với người mắc bệnh tim không?
Tiêm ngừa cúm an toàn với hầu hết mọi người đang gặp các vấn đề về tim mạch.
Tiêm ngừa vắc xin thường tiêm phía trên cánh tay. Một vài người có thể gặp phải một số biến chứng sau khi tiêm. Chúng có thể bao gồm đau nhức nhẹ ở vị trí tiêm, đau cơ, nhức mỏi toàn thân hoặc sốt nhẹ. Tiêm vắc xin phòng cúm có thể gây ra triệu chứng giả cúm nhưng tỷ lệ bị cúm thực sự rất thấp đến mức có thể nói không thể bị cúm do tiêm vắc xin phòng cúm.
Tiêm phòng cúm cũng không làm nặng thêm bệnh lý tim mạch đang mắc, không gây biến chứng, không làm người bệnh phải nhập viện
Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với chuyên gia trước khi tiêm ngừa cúm nếu:
- Bạn đang mắc hoặc đang cho rằng mình mắc COVID-19
- Bạn có tiền sử dị ứng với vắc xin cúm
- Bạn mắc hội chứng Guillain-Barre (viêm đa dây thần kinh cấp tính) sau khi tiêm ngừa vắc xin cúm
- Bạn bị sốt khi đi tiêm vắc xin cúm
- Bạn cảm thấy không khỏe
Lưu ý: Bạn vẫn có thể tiêm vắc xin cúm nếu dị ứng với trứng.
5. Khi nào nên tiêm ngừa cúm cho người mắc các bệnh tim mạch
Vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm mỗi năm 1 lần cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể lựa chọn thời điểm tiêm trước dịch cúm tầm 2 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên, tiêm phòng bất kì thời điểm nào trong mùa cúm cũng có thể giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và ngăn chặn các nguy cơ biến chứng từ cúm. Cần lưu ý rằng chúng ta dễ nhầm lẫn giữa bệnh cúm mùa và Covid-19 do triệu chứng của tương tự nhau. Tuy nhiên, vắc-xin cúm sẽ không ngăn ngừa được Covid-19.
Tiêm ngừa cúm gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tim mạch, vì thế nếu bạn đang sinh sống cùng hoặc đang chăm sóc người đang mắc các bệnh về tim mạch, tiêm phòng cúm hàng năm cũng rất cần thiết đối với bạn. Bệnh cúm rất dễ lây lan giữa người với người qua đường hô hấp từ nước bọt và dịch họng có chứa virus. Việc tiêm ngừa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh đối với cả bạn và những người xung quanh.