Trong quá trình điều trị bệnh ung thư rất nhiều người mắc bệnh không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như sụt cân, suy dinh dưỡng, và thể lực bị suy kiệt trầm trọng. Đối với bệnh nhân ung thư, việc cân nhắc, lựa chọn các thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng là một điều rất cần thiết.
1. Bệnh nhân ung thư nên kiêng ăn gì?
Những người không may mắn mắc bệnh ung thư nên tuân thủ theo quy tắc trong ăn uống là: “kiêng tùy người, kiêng tùy bệnh, kiêng tùy món và kiêng tùy lúc”. Cần áp dụng quy tắc này trong thời gian dài để giúp quá trình điều trị được thuận lợi, sức khỏe dần hồi phục và kéo dài thời gian sống.
1.1 Kiêng tuỳ người
Để quyết định lựa chọn chế độ ăn phù hợp, chúng ta cần căn cứ vào tình trạng thể chất của người bệnh. Trong ăn uống, thức ăn được phân thành các dạng hàn, nhiệt, ôn và lương. Đối với người cũng vậy, có người thuộc dạng thể hư, hàn, thực, hoặc nhiệt khác nhau. Tùy vào loại thể của từng người bệnh mà đưa ra chế độ ăn kiêng phù hợp:
- Người thể hàn: là những người dương khí không đủ, nên kiêng các thực phẩm sống và lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh; các loại rau mát và đồ hải sản mang tính lạnh; hoặc đồ uống lạnh. Những thực phẩm này rất có hại cho tỳ dương, khiến dương khí ngày một suy kiệt và bệnh tình nặng hơn. Bạn nên chọn các thực phẩm bình bổ, giữ ấm cho cơ thể.
- Người thể nhiệt: tránh các loại thức ăn cay nóng, nhiều chất béo như gừng, hành, ớt, tỏi, rượu, đồ nướng, thịt chó, thịt dê, thịt gà,...Nếu tiêu thụ quá nhiều những loại thức ăn này sẽ sinh đờm động hỏa, làm hao tán khí huyết, khiến bệnh trầm trọng hơn. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm tươi mát.
- Người thể hư: là những người thể chất hư nhược, nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, chứa các chất thanh đạm có nguồn dinh dưỡng cao. Người bệnh nên kiêng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và hàm lượng chất béo cao như thịt mỡ, các sản phẩm chiên, rán để tránh bị ứ trệ, lưu trữ và khiến bệnh tình thay đổi sang hướng tiêu cực.
- Người thể thực: là những người có sức khỏe tốt nhưng mới bị ung thư. Bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như gà, vịt, cá. Nên kiêng thuốc lá, rượu bia, các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, tránh thói quen ăn uống bừa bãi. Bạn nên bổ sung protein vào chế độ ăn một cách hợp lý.
1.2 Kiêng tuỳ bệnh
Những người bị ung thư có mắc thêm một bệnh lý khác cũng cần phải ăn kiêng:
- Ung thư kèm viêm loét dạ dày hành tá tràng: kiêng ăn chua, cay, nóng; không ăn quá no hoặc quá đói; không ăn đồ cứng, khó tiêu.
- Ung thư kèm cao huyết áp: kiêng ăn mặn.
- Ung thư kèm bệnh tiểu đường: kiêng đường, hạn chế glucid.
- Ung thư kèm bệnh suy thận: kiêng mỡ động vật, kiêng muối, hoa quả nhiều kali như chuối, nho.
- Ung thư kèm suy gan: kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Trắc nghiệm: Bạn biết gì về các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tụy?
Ung thư tuyến tụy phổ biến thứ 10 trong những bệnh ung thư mới và là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong do ung thư ở nam, nữ. Bài trắc nghiệm này sẽ kiểm tra kiến thức của bạn về các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và cách điều trị ung thư tuyến tụy.
Bài viết tham khảo nguồn: medicalnewstoday 2019
1.3 Kiêng tùy món
Người mắc bệnh ung thư nên kiêng một số loại thực phẩm dưới đây:
- Các loại đồ uống có ga và cồn: không dùng rượu, bia, nước ngọt đóng chai.
- Thủy hải sản: tránh các loại hải sản được nuôi gần nơi có chất thải công nghiệp. Hạn chế ăn ốc, trai, hến vì chúng sống dưới bùn có nồng độ chì cao.
- Thực phẩm chế biến sẵn: kiêng ăn thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội.
- Thức ăn lên men: các chất lên men gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, như dưa muối, giăm-bông, thịt ngâm.
- Cà phê: những người bị ung thư bàng quang, tuyến tụy không nên uống cà phê.
- Đồ nướng: không nên ăn đồ nướng, vì trong quá trình nướng sản sinh ra chất formol- một chất gây nên bệnh ung thư.
1.4 Kiêng tùy lúc
Căn cứ vào tình trạng và giai đoạn bệnh để lựa chọn những thực phẩm phù hợp và biết nên tránh ăn những loại thức ăn nào:
- Khi điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị: có thể gây ra phản ứng giảm bạch cầu. Bạn nên ăn nấm, lươn, baba. Hoặc trong trường hợp đường tiêu hóa bị ảnh hưởng thì nên kiêng rượu, bia, các thức ăn cay nóng.
- Sau khi điều trị bằng phóng xạ: kiêng ăn các thực phẩm có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê,...
- Sau khi mổ: bồi bổ bằng các thực phẩm thanh bổ và bình hòa, kiêng cay nóng, dầu mỡ và hải sản tanh.
2. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư
Đối với những người bị ung thư nên xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị và đối phó với căn bệnh quái ác. Trong thực đơn dành cho người ung thư cần có đầy đủ những chất sau:
2.1 Tinh bột
Có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch; các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn. Nên tránh các thực phẩm chứa đường đơn và các sản phẩm có chứa chất phụ gia.
2.2 Đạm
Đạm có trong các loại thịt, bạn nên đa dạng các loại thực phẩm, cân bằng giữa protein động vật và thực vật.
2.3 Chất béo
Người bệnh nên bổ sung một hàm lượng lipid nhất định trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Lưu ý rằng, hàm lượng acid béo không no không vượt quá 50% tổng năng lượng.
2.4 Rau quả
Rau củ quả cung cấp các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Bạn nên lựa chọn các loại rau quả tươi, sạch.
2.5 Chọn các thức ăn mềm và nhiều nước
Bao gồm bún, mỳ, miến, bột ngũ cốc, sữa,..
2.6 Uống nhiều nước
Nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày, ngay cả những lúc không khát.
>>Xem thêm: Thực dưỡng và ung thư: Những điều cần biết- Bài viết được viết bởi T.S, B.S Phạm Thị Việt Hương - Bác sĩ Huyết học – Ung thư - Đơn nguyên Huyết học và Trị liệu tế bào - Trung tâm Y học Tái tạo và Trị liệu tế bào, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
3. Ăn gì trị ung thư?
Dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ bạn trong cuộc chiến chống lại ung thư:
3.1 Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải bao gồm cải bắp, mầm cải Brussel, cải củ,.. đều giàu các loại vitamin C, E, B9 và K, carotenoid và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, chúng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, trong súp lơ xanh có chứa hợp chất sulforaphane, giúp giảm kích thước của các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
3.2 Cà rốt
Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do. Cà rốt giúp giảm nguy cơ mắc, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày ,ung thư phổi và bệnh bạch cầu.
3.3 Đậu đỗ
Trong đậu đỗ chứa nhiều chất xơ, giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
3.4 Cà chua
Trong cà chua giàu lycopene, giúp giảm ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, miệng, cổ và phổi. Chất này giúp hạn chế các tế bào ung thư di căn và ngăn chặn các tổn thương tế bào.
3.5 Các loại gia vị
Bao gồm tỏi, quế, nghệ. Đây là những chiến binh chống ung thư, giúp giảm các loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư đầu cổ, ung thư phổi, ung thư vú.
3.6 Axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 có đặc tính chống ung thư, giúp giảm ung thư đại trực tràng, ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt, ung thư vú. Axit béo Omega-3 thường có trong các thực phẩm như cá hồi, dầu ô liu, trứng.
Hiện nay, ung thư được coi là một căn bệnh quái ác, mỗi năm có thể cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giúp người bệnh có một sức khỏe bền bỉ chiến đấu với bệnh tật thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày chiếm một phần vô cùng quan trọng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: cancer.net