Thực đơn phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận - Nội tiết.

Khi bạn bị mắc bệnh đái tháo đường bạn nên duy trì một chế độ ăn hỗn hợp nhưng vẫn đầy đủ đảm bảo gồm các chất: Protein, carbohydrate và chất béo lành mạnh, vitamin và vi chất. Vậy câu hỏi cho bệnh nhân đái tháo đường nên ăn gì và kiêng ăn những gì để có được bữa ăn vừa đầy đủ năng lượng và cân bằng các chất dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát tốt đường máu.

1. Cần lên kế hoạch chế độ ăn uống phù hợp với mỗi bệnh nhân đái tháo đường

Chế độ ăn uống là bản hướng dẫn bạn cụ thể các loại thức ăn trong ngày mà bạn được ăn khi nào thì được ăn, ăn cái gì và ăn bao nhiêu để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ mức đường trong máu trong phạm vi mục tiêu điều trị. Kế hoạch ăn uống hiệu quả cần có bữa ăn ngon và đạt được mục tiêu đường máu, khẩu vị và đủ năng lượng cho các hoạt động, cũng như bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng.

Bạn cần lập kế hoạch cho các bữa ăn chính và phụ đều đặn để tránh lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Carbonhydrat (có trong đường, tinh bột) và chất xơ, protein, chất béo chứa trong thực phẩm đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của cơ thể theo những cách khác nhau. Carbonhydrat có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn và cao hơn protein hoặc chất béo. Chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy các loại carbonhydrat có chất xơ trong chúng như là khoai lang sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như các thực phẩm chứa carbonhydrat với ít hoặc không có chất xơ, chẳng hạn như soda.


Bạn cần có một kế hoạch ăn uống khoa học nhất
Bạn cần có một kế hoạch ăn uống khoa học nhất

2. Chọn số lượng Carbonhydrat phù hợp nhất

Cần phải theo dõi số lượng carbonhydrat mà bạn sẽ ăn và đặt giới hạn cho mỗi bữa ăn có thể giúp giữ mức đường trong máu của bạn trong phạm vi mục tiêu điều trị. Vì vậy, bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu xem bạn có thể ăn bao nhiêu carbonhydrat mỗi ngày và mỗi bữa ăn, sau đó tham khảo danh sách các thực phẩm phổ biến tại địa phương có chứa carbonhydrat và kích cỡ bữa ăn như thế nào.

Một cách khác để quản lý lượng carbonhydrat mà bạn ăn là sử dụng chỉ số Glycemic (GI) là chỉ số đường máu. GI xếp loại carbonhydrat trong thực phẩm từ 0 đến 100 tùy theo mức độ ảnh hưởng của chúng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm GI thấp thì cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn, do đó bạn sẽ no lâu hơn và không có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Ngược lại, thực phẩm GI cao thì được tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn, dẫn tới ảnh hưởng lớn hơn đến lượng đường trong máu và khiến bạn nhanh đói.

Ví dụ:

GI cao: Bánh mì (trắng và lúa mì), khoai tây nghiền, dưa hấu, nước ép trái cây

GI thấp: Đậu, gạo lứt, cà chua, sữa chua, táo, sữa.


Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI phù hợp
Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI phù hợp

3. Hướng dẫn về GI của thực phẩm

Người bệnh đái tháo đường nên chọn những loại thực phẩm có GI thấp đến trung bình. Khi ăn thực phẩm GI cao nên ăn cùng với thực phẩm GI thấp để cân bằng mức glucose máu trong cơ thể. GI của thực phẩm có thể thay đổi khi bạn kết hợp với các thực phẩm khác.

GI của thực phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như độ chín của trái cây. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn những loại thực phẩm có GI phù hợp.

Nhìn chung những loại thực phẩm chế biến sẵn đều có lượng GI cao. Ví dụ như nước ép trái cây và khoai tây ăn liền có lượng GI cao hơn cả trái cây tươi và khoai tây nướng.

Thực phẩm giàu chất béo hoặc chất xơ có xu hướng GI thấp hơn.

Một số loại thực phẩm cùng họ hàng nhưng có thể có giá trị GI khác nhau. Ví dụ, gạo trắng hạt dài có GI thấp hơn gạo lứt nhưng gạo trắng hạt ngắn có GI cao hơn gạo lứt. Tương tự như vậy, yến mạch ăn liền hoặc kiều mạch ăn liền có chỉ số GI cao, nhưng yến mạch nguyên hạt và ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt có GI thấp hơn.

Khi chọn thực phẩm mặc dù lành mạnh nhưng bạn cần để ý tới giá trị dinh dưỡng của toàn bộ bữa ăn cũng như GI của thực phẩm.

Một số thực phẩm GI cao có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần cân bằng những thực phẩm này với các thực phẩm GI thấp hơn.

Đối với nhiều người mắc bệnh đái tháo đường cần đo lượng carbonhydrat cho phù hợp nhằm giúp kiểm soát tốt đường huyết.

Nhưng nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu hoặc muốn kiểm soát chặt chẽ hơn bạn nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được hỗ trợ.


Thực phẩm giàu chất xơ có GI thấp
Thực phẩm giàu chất xơ có GI thấp

4. Phương pháp đĩa thức ăn (The Plate Method)

Hàng ngày có thể bạn thường ăn nhiều thức ăn mà bạn không hề nhận ra. Do đó các chuyên gia nội tiết khuyến cáo người bệnh đái tháo đường có thể áp dụng phương pháp đĩa thức ăn. Đây là phương pháp đơn giản, dễ trực quan và dễ hiểu nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bạn có đủ rau quả không chứa nhiều tinh bộtvà protein nạc mà còn hạn chế được những loại thực phẩm có hàm lượng carbonhydrat cao và có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Bạn nên bắt đầu với một đĩa ăn có chiều dài 23cm với:

  • Một nửa đĩa với các loại rau không chứa tinh bột: Như salad, đậu xanh, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và cà rốt.
  • Một phần tư đĩa: Protein nạc, như thịt gà, gà tây, đậu, đậu phụ hoặc trứng.
  • Một phần tư còn lại với một loại thực phẩm có hạt hoặc tinh bột chẳng hạn như khoai tây, gạo hoặc mì ống (hoặc bỏ hoàn toàn tinh bột và tăng gấp đôi lượng rau không có tinh bột).

Phương pháp The Plate Method
Phương pháp The Plate Method

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type đái tháo đường xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, cdc.gov, medlineplus.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe