Xây dựng thực đơn cho người bệnh tim

Món ăn trị bệnh tim là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân và người thân của họ đặc biệt quan tâm đến. Chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, béo phì, cholesterol cao, tắc nghẽn động mạch và tiểu đường. Một thực đơn lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch, kéo dài tuổi thọ và duy trì sức khỏe tốt hơn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn món ăn trị bệnh tim cho người bệnh tim

1.1 Chia nhỏ để kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể

Lượng thức ăn tiêu thụ mỗi bữa cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Khi bạn đặt quá nhiều thức ăn lên đĩa, có thể dẫn đến việc nạp quá nhiều calo, vượt quá nhu cầu thực tế của cơ thể.

Để kiểm soát tình trạng này, bạn nên chia khẩu phần ăn của mình thành các bát nhỏ hoặc đĩa nhỏ hơn. Trong đó, phần lớn sẽ là các “món ăn trị bệnh tim" - có ít calo và giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây và rau củ. Một phần nhỏ hơn sẽ là các thực phẩm chứa nhiều muối và calo, như thực phẩm đã qua tinh chế hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

Nguyên tắc chia nhỏ thức ăn có thể giúp bạn kiểm soát và xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của tim mạch.


Rau củ và trái cây là những loại thực phẩm tốt cho tim của bạn
Rau củ và trái cây là những loại thực phẩm tốt cho tim của bạn

1.2 Bệnh tim mạch nên ăn gì và kiêng gì?

1.2.1 Thực phẩm tốt cho người bệnh tim

Rau và trái cây:

Rau cải và trái cây đều là nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh tim, trong đó chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Chúng chứa nhiều chất xơ và có lượng calo thấp.

Tiêu thụ nhiều rau cải và trái cây có thể giúp chúng ta cắt giảm lượng thực phẩm có hàm lượng calo cao trong khẩu phần ăn hằng ngày, chẳng hạn như thịt, phô mai hoặc thức ăn nhanh.

Khi chọn nguyên liệu chính cho các món ăn trị bệnh tim, hãy ưu tiên sử dụng rau cải và trái cây. Ví dụ, bạn có thể thực hiện các công thức nấu ăn như rau xào hoặc trái cây trộn salad rau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải mọi loại rau cải và trái cây đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch.

Một số gợi ý về lựa chọn và chế biến rau cải, trái cây:

● Chọn rau quả tươi hoặc bảo quản đúng quy định;

● Đối với trái cây đóng hộp, phải được chứa trong nước ép trái cây hoặc nước thông thường, không được thêm đường cũng như những chất phụ gia khác.

● Không nên trộn rau cùng với nước sốt kem;

● Hạn chế rau xào với quá nhiều dầu hoặc rau tẩm bột chiên;

● Trái cây đóng hộp sử dụng nước siro chứa nhiều đường;

● Trái cây đông lạnh được bỏ thêm đường.

Ngũ cốc nguyên hạt:

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ phong phú và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho việc kiểm soát huyết áp, là món ăn trị bệnh tim đơn giản nhưng hiệu quả.

Có thể dùng ngũ cốc nguyên hạt để thay thế cho ngũ cốc tinh chế trong khẩu phần ăn hằng ngày của bệnh nhân bệnh tim.


Ngũ cốc nguyên hạt cũng được xem là một món ăn trị bệnh tim đơn giản và hiệu quả
Ngũ cốc nguyên hạt cũng được xem là một món ăn trị bệnh tim đơn giản và hiệu quả

Các sản phẩm ngũ cốc nên lựa chọn:

● Bột mì nguyên cám.

● Bánh mì nguyên hạt, ưu tiên là bánh mì nguyên cám 100%.

● Ngũ cốc có nhiều chất xơ (từ 5g trở lên trên mỗi khẩu phần).

● Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, kiều mạch, lúa mạch.

● Mì ống nguyên chất.

● Bột yến mạch.

Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như: bánh nướng, bánh quy, bánh rán, bánh muffins, bánh mì lên men nhanh...

Các món ăn chứa protein ít béo:

Thịt tươi, thịt gia cầm, cá, trứng, và các sản phẩm sữa ít béo là những thực phẩm có chứa nhiều protein tốt, cần được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, tốt nhất hãy đảm bảo rằng thực phẩm bạn chọn có hàm lượng chất béo thấp nhất, ví dụ như sử dụng sữa tách kem thay vì sữa nguyên chất, hoặc chọn ức gà không da thay vì có da.

Ngoài ra, một số loại cá có chứa acid béo omega-3, có thể giúp làm giảm triglyceride - một chỉ số quan trọng liên quan đến mỡ máu. Acid béo omega-3 có hàm lượng cao nhất được tìm thấy trong các loại cá sống ở vùng nước lạnh, chẳng hạn như cá hồi, cá thu, hoặc cá trích. Bên cạnh đó, các thực phẩm như hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, và dầu hạt cải cũng là nguồn cung cấp acid béo omega-3.


Cá hồi có chứa nhiều acid béo omega-3, là nguồn cung cấp protein tốt cho tim mạch
Cá hồi có chứa nhiều acid béo omega-3, là nguồn cung cấp protein tốt cho tim mạch

Loại đậu như đậu Hà Lan và đậu lăng cũng là những thực phẩm giàu protein, có lượng chất béo thấp và không chứa cholesterol, là lựa chọn tốt để thay thế cho thịt. Sử dụng protein thực vật thay vì protein động vật có thể giúp giảm lượng chất béo và cholesterol, đồng thời tăng cường cung cấp chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là có lợi cho sức khỏe của người mắc bệnh tim.

1.2.2 Thực phẩm người bệnh tim nên hạn chế

Thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh:

Giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong bữa ăn hằng ngày là một bước quan trọng để giảm cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Để giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống, bạn có thể lựa chọn thịt nạc có hàm lượng chất béo dưới 10%. Có thể thay thế dầu, mỡ khi chế biến món ăn bằng cách sử dụng bơ hoặc bơ thực vật với lượng ít.

Thay thế chất béo bằng các thực phẩm lành mạnh hơn bất cứ khi nào có thể. Ví dụ, bạn có thể dùng salsa (một loại sốt làm từ cà chua theo kiểu Mexico) hoặc sữa chua ít béo để chấm khoai tây nướng thay vì bơ. Để tạo thêm hương vị, bạn có thể ăn bánh mì bằng trái cây tươi cắt lát hoặc mứt trái cây chế biến ít đường thay vì sử dụng bơ thực vật.

Thông thường, các món ăn trị bệnh tim sẽ ưu tiên sử dụng loại chất béo không bão hòa như dầu olive hoặc dầu hạt cải. Một số loại cá, bơ, và hạt, cũng là các nguồn chất béo cho người bệnh tim.

Sử dụng thực phẩm có chứa chất béo không bão hoà có thể giúp giảm tổng mức cholesterol trong máu, tuy nhiên, hãy duy trì sự cân nhắc trong việc tiêu thụ chất béo, vì tất cả các loại chất béo đều có hàm lượng calo cao.

Thực phẩm chứa nhiều muối:

Ăn nhiều muối có nguy cơ tăng huyết áp và một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Vì vậy, giảm lượng muối trong chế độ ăn là một phần quan trọng khi xây dựng thực đơn cho những người mắc bệnh tim.


Người bệnh tim không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều muối
Người bệnh tim không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều muối

Theo Hiệp Hội Tim mạch Hoa Kỳ, người trưởng thành và khỏe mạnh không được tiêu thụ quá 2.300mg muối mỗi ngày, tương đương khoảng 1 muỗng cà phê muối. Tuy nhiên, lượng muối lý tưởng để nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1.500mg.

Để giảm muối một cách hiệu quả, hãy cân nhắc chế biến thực phẩm tươi và tự nấu súp cùng các món hầm, do phần lớn lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày của người trưởng thành đến từ thực phẩm đóng hộp hoặc đã được chế biến sẵn, chẳng hạn như các sản phẩm súp hoặc đồ nướng..

Nếu bạn không tránh được việc sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, hãy chọn những món có hàm lượng muối thấp.

1.3 Lên trước thực đơn món ăn hằng ngày

Sau khi đã hiểu rõ bệnh tim mạch nên ăn gì và kiêng gì, cùng cách chế biến các món ăn trị bệnh tim một cách hiệu quản, hãy bắt đầu lên kế hoạch thực đơn và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.

Khi tạo thực đơn món ăn, luôn nhớ tập trung vào các thực phẩm trong danh sách “ăn gì tốt cho bệnh tim mạch" như rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Chọn nguồn protein là thịt tươi ngon, ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và hạn chế thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Quá trình xây dựng thực đơn giúp bạn dễ dàng thay đổi các món ăn trị bệnh tim và phương pháp chế biến để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn cho khẩu vị của bạn, tránh cảm giác nhàm chán. Điều này cũng đảm bảo rằng cơ thể bạn nhận đủ lượng dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe tim mạch.

1.4 Bổ sung các thực phẩm ngoài danh sách “món ăn trị bệnh tim"

Việc thưởng thức một thanh kẹo hay một ít khoai tây chiên cũng không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của chế độ ăn bạn đã xây dựng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ nên ăn trong lượng nhỏ và không quá thường xuyên, để tránh bỏ lỡ chế độ ăn hiện tại của mình.


Thỉnh thoảng thưởng thức một lượng nhỏ thức ăn nhanh cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của chế độ ăn lành mạnh của bạn
Thỉnh thoảng thưởng thức một lượng nhỏ thức ăn nhanh cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của chế độ ăn lành mạnh của bạn

2. Tham khảo thực đơn các món ăn trị bệnh tim

2.1 Thực đơn ngày 1

Bữa sáng:

● Nấu chín 1 chén bột yến mạch, cho vào bột khoảng 1 muỗng cafe bột quế cùng 1 muỗng canh chứa hạt óc chó băm nhỏ

● 1 cốc sữa tách kem

● 1 quả chuối

Bữa trưa:

● Sữa chua trắng ít béo cùng 1 muỗng cà phê hạt lanh.

● Nửa cốc nước ép đào và nửa quả đào tươi.

● 5 miếng bánh quy nướng.

● 1 chén súp lơ (luộc, hấp hoặc ăn sống đều được).

● 2 muỗng canh chứa kem phô mai ít béo.

● 1 cốc nước có ga.

Bữa tối:

● Khoảng 0.1kg cá hồi.

● Nửa chén đậu xanh trộn cùng 1 muỗng hạnh nhân nướng.

● 2 chén salad rau xanh.

● 2 muỗng nước sốt salad ít béo.

● 1 muỗng hạt hướng dương.

● 1 cốc sữa tách kem.

● 1 quả cam nhỏ.

Bữa ăn nhẹ:

● 1 cốc sữa tách kem.

● 9 cái bánh quy.

2.2 Thực đơn ngày 2

Bữa sáng:

● Sữa chua nguyên chất, ít béo, bên trên có phủ một lớp quả việt quất (khoảng 1/4 cốc sữa chua).

● Nước cam.

Bữa trưa:

● 1 chiếc bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám, ăn kèm với 1 chén rau diếp cắt nhỏ, 1/4 chén dưa chuột thái lát, nửa chén cà chua thái lát, 1 muỗng phô mai vụn, 1 muỗng sốt kem ít béo.

● 1 quả kiwi.

● 1 cốc sữa tách kem.

Bữa tối:

● Xào thịt gà (khoảng 0.085 kg) xào cùng với 1 chén cà tím và húng quế.

● 1 chén gạo lứt và 1 muỗng canh quả mơ khô.

● 1 chén súp lơ hấp.

● Một ít rượu vang đỏ hoặc nước nho.

Bữa ăn nhẹ:

● Các loại hạt không ướp muối (khoảng 2 muỗng)

● Sữa chua lạnh không chất béo.

Nếu có bất cứ băn khoăn nào về vấn đề dinh dưỡng khi bị bệnh tim, người bệnh có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu về tim mạch tại đây sẽ tư vấn cụ thể cho bạn không chỉ về chế độ dinh dưỡng mà còn về chế độ chăm sóc ở người bệnh tim nói chung để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Bệnh nhân sẽ được tư vấn các món ăn trị bệnh tim và nguồn thực phẩm lý tưởng dành sức khỏe tim mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe