Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật nội soi

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm được xem là phương pháp tối ưu cho bệnh lý này. Dù phẫu thuật đã được thực hiện thành công nhưng vẫn có nguy cơ tình trạng thoát vị đĩa đệm tái phát. Điều này có thể gây nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong đời sống thường ngày.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống được cấu tạo bởi 23 đĩa đệm với 5 đĩa đệm cổ, 11 đĩa đệm lưng, 4 đĩa đệm thắt lưng và 3 đĩa đệm ở chỗ chuyển đoạn.

Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm có hình dạng thấu kính lồi hai mặt. Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Với tính chất thích ứng và đàn hồi cao, đĩa đệm có vai trò bảo vệ cột sống khỏi những tác động mạnh nhờ khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý.

Khi những tác động mạnh lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm, gây tổn thương cột sống. Cùng với đó, áp lực quá mức lên đĩa đệm cũng khiến bao xơ nứt vỡ, nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài. 

Thông thường, cột sống có 23 đĩa đệm với 5 ở cổ, 11 ở lưng, 4 ở thắt lưng và 3 chỗ chuyển đoạn. Nằm giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi hai mặt chính là đĩa đệm, bao gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Đĩa đệm có tính thích ứng, đàn hồi cao, giúp cho cột sống chống được những chấn động mạnh bởi khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý.

Khi những chấn động này xảy ra thường xuyên, bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra, cột sống có thể bị tổn thương, bao xơ nứt vách do đĩa đệm bị chèn ép quá mức, nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài.


Thoát vị đĩa đệm có thể báo hiệu cột sống bị tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm có thể báo hiệu cột sống bị tổn thương.

2. Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm

Nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống là phương pháp điều trị hiện đại, sử dụng hệ thống nội soi tiên tiến để giải phóng rễ thần kinh.

Quy trình thực hiện:

  • Rạch một vết mổ nhỏ, kích thước dưới 1cm để đưa dụng cụ nội soi vào.
  • Di chuyển chính xác đến vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm bằng camera nội soi.
  • Tách bỏ phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát vị ra khỏi rễ thần kinh và tủy sống.  

3. Thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật nội soi

Theo chia sẻ của chuyên gia y tế, thoát vị đĩa đệm thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 50. Để giảm bớt các triệu chứng đau nhức, các loại thuốc chống viêm giảm đau và thuốc giãn cơ thường được sử dụng.  

Trong một số trường hợp, tiêm steroid cũng được áp dụng nhằm mục đích giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiên, nếu các biện pháp điều trị bảo tồn này không mang lại kết quả, phẫu thuật loại bỏ phần thoát vị có thể được thực hiện. 

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm có thể được áp dụng khi các biện pháp bảo tồn không có hiệu quả.
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm có thể được áp dụng khi các biện pháp bảo tồn không có hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Bên cạnh những cơn đau buốt cột sống, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo cơ tay chân…thậm chí liệt hoàn toàn.

Bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh cao ở nam giới, một điều đáng chú ý hơn là xu hướng trẻ hóa của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu như trước đây bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 đến 60 thì hiện nay, nhiều trường hợp mắc bệnh chỉ từ 16-17 tuổi. Con số này đang gia tăng nhanh chóng và là hồi chuông cảnh báo căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.

Vậy bệnh nhân được can thiệp sớm hay muộn ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm như nào? Khả năng hồi phục ra sao và có tái phát hay không? Hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm đạt bao nhiêu %, khả năng hồi phục đến đâu và có tái phát hay không.

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau cho người bệnh nhưng không thể khôi phục hoàn toàn chức năng của đĩa đệm. Hầu hết người bệnh có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường sau 1 tuần kể từ khi phẫu thuật. Tuy nhiên, những người lao động nặng nhọc cần được nghỉ ngơi trong thời gian từ 1-3 tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại thoát vị đĩa đệm.

Theo một số thống kê, có đến 4-15% trường hợp người bệnh bị tái phát thoát vị đĩa đệm sau mổ nội soi thoát vị đĩa đệm.

4. Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật tránh tái phát

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh sau mổ nội soi thoát vị đĩa đệm cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Về sinh hoạt: Người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng tư thế trong các hoạt động thường ngày như tránh nằm sấp, hạn chế đi giày cao gót, tránh mang vác vật nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột, tránh tập luyện quá sức, duy trì luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh bị chấn thương...
  • Về chế độ dinh dưỡng: Để giúp sụn khớp khỏe mạnh, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, E và cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể bằng cách uống sữa, ăn tôm, cua, các chế phẩm từ sữa,... Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây, protein nạc từ cá, thịt gà, đậu...cũng như hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, đồ ngọt và duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp cùng các thảo dược quý như thiên niên kiện, nhũ hương để giảm đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh lý cột sống, xương khớp và ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật.

  • Những người béo phì nên thực hiện chế độ ăn giảm cân và giữ cho tinh thần luôn trong tình trạng thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Thực hiện thói quen sinh hoạt phù hợp để thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Tập luyện các bài tập tăng cường độ dẻo dai cho cơ lưng và cơ bụng dành riêng cho người thoát vị đĩa đệm. Các bài tập phù hợp bao gồm đi bộ trên nền phẳng, bơi lội và đạp xe.
  • Những người lái xe máy hoặc ô tô thường xuyên trên đường gồ ghề, xóc nảy cũng có nguy cơ nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống. Do đó, những người đã mắc bệnh nên hạn chế di chuyển bằng xe trên đường xóc. Trong trường hợp bắt buộc phải đi xe, người bệnh cần đeo đai lưng.
  • Quá trình điều trị các bệnh lý cột sống cần được thực hiện sớm. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc cũng cần được cải thiện, hạn chế tối đa các sang chấn tinh thần và chấn thương do lao động.

Sau mổ nội soi thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát. 


Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin C, D, E.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin C, D, E.

5. Biện pháp phòng tránh dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Ngay từ khi còn trẻ, mọi người nên rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là cột sống vững chắc cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để phòng tránh thoát vị đĩa đệm:

  • Để tránh tật gù vẹo cộng sống (một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm), mọi người cần lưu ý giữ tư thế cột sống đúng khi sinh hoạt hàng ngày. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác.  
  • Người lớn cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, đặc biệt là khi cúi lom khom.
  • Tránh mọi chấn thương cho cột sống, đặc biệt ngã dồn mông xuống đất.
  • Tuyệt đối không thực hiện các động tác thể thao hoặc hoạt động vận động quá mức và kéo dài.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra những cơn đau đớn dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sau phẫu thuật, để ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện phù hợp. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe