Theo dõi sức khỏe của bạn sau mãn kinh

Hậu mãn kinh là quãng thời gian sau khi người phụ nữ đã mãn kinh. Trong giai đoạn này, hầu hết những triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh trước đó đã giảm dần. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi vì rất có thể giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc cuả bạn.

1. Làm thế nào để nhận biết mãn kinh?

Thời kỳ mãn kinh của một người phụ nữ thường xảy ra khi cơ thể không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng một năm. Bạn có thể nhận biết mãn kinh thông qua việc đo mức hormone kích thích nang trứng (FSH).

Nồng độ FSH sẽ được kiểm tra dễ dàng thông qua xét nghiệm máu. Thông thường, mức FSH sẽ tăng đáng kể khi buồng trứng bắt đầu ngừng hoạt động.

2. Chăm sóc sức khỏe sau mãn kinh


Nên sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục nếu bạn chưa thực sự đã mãn kinh.
Nên sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục nếu bạn chưa thực sự đã mãn kinh.

Để làm giảm các rủi ro về sức khỏe do mãn kinh gây ra, thuốc và sự thay đổi lối sống lành mạnh sẽ là những lựa chọn hữu ích dành cho bạn. Mặt khác, mỗi người có thể có các tình trạng khác nhau, điều quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp và hiệu quả.

2.1 Bạn có thể mang thai khi đã mãn kinh?

Thông thường, khả năng mang thai của một người phụ nữ sẽ biến mất khi họ không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục cho đến khi được chẩn đoán rằng bạn thực sự đã mãn kinh.

2.2 Các xét nghiệm sàng lọc trong thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh cũng cần đặc biệt chú trọng đến việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra thường xuyên nhằm phòng ngừa các rủi ro về sức khỏe do mãn kinh gây ra.

Một số xét nghiệm sàng lọc quan trọng được bác sĩ khuyến cáo thực hiện cho những người đã mãn kinh, bao gồm: Khám phụ khoa, khám vú, xét nghiệm Pap smear, và chụp quang tuyến vú.

Tần suất thực hiện các xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để xác định cụ thể thời gian tiến hành những xét nghiệm này.


Xét nghiệm Pap smear
Xét nghiệm Pap smear

2.3 Duy trì lối sống lành mạnh sau mãn kinh

Những phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh nên thực hiện một số bước sau để giữ gìn sức khỏe tổng thể, cũng như cải thiện các triệu chứng của mãn kinh. Những phương pháp này bao gồm:

  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, caffeine và hạn chế tiêu thụ muối, hoặc đường.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống căn bằng, bao gồm: Ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt, hoặc đậu nành nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, và giảm các cơn bốc hỏa khi mãn kinh.
  • Bổ sung nhiều canxi và vitamin D giúp xương luôn chắc khỏe, tăng độ dẻo dai.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Chọn các loại thực phẩm có chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol.

2.4 Giảm căng thẳng

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng điển hình nhất của thời kỳ mãn kinh. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để làm giảm bớt chúng:

  • Làm mát cơ thể bằng cách mặc quần áo có lớp mỏng và ngủ trong phòng thoáng mát.
  • Tránh ăn các loại thức ăn cay, nóng.
  • Không nên uống rượu vì nó có thể kích hoạt các cơn bốc hỏa.
  • Giảm căng thẳng.
  • Tăng khẩu phần tiêu thụ đậu nành mỗi ngày. Một số bằng chứng cho thấy, đậu nành có tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa mức độ nhẹ, mặc dù các tác dụng của nó thường mất đến vài tuần để nhận ra.

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh và hậu mãn kinh có thể bị loãng xương
Khi bước vào thời kỳ mãn kinh và hậu mãn kinh có thể bị loãng xương

2.5 Chăm sóc vùng âm đạo

Thời kỳ mãn kinh có thể khiến phụ nữ cảm thấy bị khô ở vùng kín. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục của họ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng gel bôi trơn âm đạo và chất giữ ẩm, từ đó giúp cho việc quan hệ tình dục trở nên thoải mái hơn, và không gây đau rát.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ bao gồm các dạng kem bôi, thuốc viên hoặc vòng âm đạo.

2.6 Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Loãng xương có thể xảy ra khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh và hậu mãn kinh. Để bảo vệ sức khỏe của xương, bạn nên thực hiện các phương pháp sau đây:

  • Tăng cường bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe xương.

Ngoài ra, khi dến tuổi mãn kinh nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên khi tuổi tác của bạn ngày một già đi. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch:

  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và mức cholesterol trong máu.
  • Nếu nồng độ cholesterol và mức huyết áp quá cao. Cần cải thiện chế độ ăn uống, lối sống khoa học hơn. Nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện được vấn đề này, bạn có thể phải sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe