Tam thất được biết đến là loại thảo dược giúp chữa nhiều bệnh khác nhau. Thời điểm uống tam thất ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Vậy tam thất uống như thế nào và uống vào lúc nào là tốt nhất?
1. Tam thất là gì?
Tam thất là loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Đặc tính tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát. Trong cây tam thất, rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.
Tam thất có nhiều cách bào chế. Mỗi cách chế biến sẽ có những công dụng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế dưới 3 dạng:
Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.
Dùng sống: Rửa sạch rễ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Cách này thường được dùng để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,...
Dùng chín: Rửa sạch các bộ phận của tam thất như rễ, thân lá, sao nóng, nghiền thành bột.
2. Tác dụng của tam thất
- Điều trị ra mồ hôi trộm, lao động quá sức
- Tăng cường sức khỏe
- Dịch trong các bộ phận của tam thất giúp cầm máu, giảm đau
- Nhanh tan máu xảy ra do bị chấn thương, va đập gây bầm tím ở phần mềm
- Điều hòa hệ thống miễn dịch
- Kích thích tâm thần, cải thiện khả năng ghi nhớ, chống căng thẳng
- Tăng lưu lượng máu động mạch vành, bảo vệ cơ tim, tránh thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim
- Tránh hạ huyết áp, bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu
- Chống oxy hóa từ đó giúp đẩy chậm quá trình lão hóa
- Hạn chế sự di căn của những tế bào gây ung thư
- Giúp kháng khuẩn và virus
3. Tam thất uống như thế nào?
Tam thất có nhiều công dụng khác nhau. Tam thất thường được chế biến dưới dạng bột. Tam thất uống lúc nào còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng, tình trạng bệnh cũng như phương pháp kết hợp tam thất cùng với các dược liệu khác.
Có thể kết hợp bột tam thất với mật ong đun sôi để uống điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột. Nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp làm sạch ruột.
Cho vài lát tam thất vào để hầm gà hoặc chim bồ câu giúp tăng thêm độ thơm ngon cho món ăn và chữa bệnh hiệu quả hơn.
Để bồi bổ sức khỏe, những người khỏe mạnh có thể uống bột tam thất mỗi ngày 1 lần. Những người có thể trạng gầy yếu, khí huyết kém thì có thể sắc nước uống từ 2 -3 ngày 1 lần.
Liều dùng tam thất thông thường, mỗi ngày sắc lấy nước uống từ 5 - 10g, uống bột từ 1,5 - 3,5g, dùng ngoài không kể liều lượng.
Nếu sử dụng bột tam thất để chữa bệnh, cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất.
4. Tam thất nên uống lúc nào?
Tam thất được khuyến cáo nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên uống nhiều nước trong khi sử dụng thuốc.
Tam thất có nhiều công dụng tuy nhiên không nên lạm dụng, sử dụng tam thất trong thời gian quá dài tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, nếu cơ thể khỏe mạnh, không cần sử dụng tam thất. Chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định cũng như nên nghe sự tư vấn của bác sĩ khi có nhu cầu.
Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp tam thất uống như thế nào và uống vào lúc nào. Chúc bạn luôn có chế độ ăn khoa học và nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.