Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Một số người bị hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng đơn giản, tuy nhiên, một số trường hợp sẽ gặp các triệu chứng đáng kể và có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.
1. Tổng quan về hội chứng ruột kích thích
1.1 Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Một số triệu chứng hội chứng ruột kích thích phổ biến chính là:
- Co cứng bụng;
- Đau bụng;
- Đầy hơi và trướng bụng;
- Táo bón;
- Bệnh tiêu chảy.
Không có gì lạ khi những người bị hội chứng ruột kích thích bị cả táo bón và tiêu chảy. Các triệu chứng như chướng bụng và đầy hơi thường biến mất sau khi người bệnh đi tiêu.
1.2 Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích?
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ được chỉ ra bao gồm đại tràng và hệ thống miễn dịch của người bệnh quá nhạy cảm. Bệnh có thể truyền nhiễm là do nhiễm vi khuẩn trước đó trong đường tiêu hóa.
Các yếu tố liên quan đến hội chứng ruột kích thích cũng có thể khác nhau, bao gồm:
- Chuyển động chậm lại hoặc co thắt của đại tràng, gây đau quặn thắt;
- Mức serotonin bất thường trong ruột kết làm ảnh hưởng đến nhu động ruột;
- Mắc bệnh celiac khiến ruột bị tổn thương và gây ra triệu chứng hội chứng ruột kích thích.
1.3 Triệu chứng cảnh báo hội chứng ruột kích thích ở nam và nữ
Phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng hội chứng ruột kích thích vào khoảng thời gian hành kinh, hoặc nhiều hơn trong thời gian này. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh thì triệu chứng có thể giảm đi. Trong một số trường hợp, chị em có thể có triệu chứng ruột kích thích ngay cả khi đang mang thai.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở nam giới cũng giống như các triệu chứng ở nữ giới. Tuy nhiên, rất ít nam giới báo cáo các triệu chứng của họ và tìm cách điều trị.
2. Tại sao các triệu chứng ruột kích thích lại tồi tệ hơn vào kỳ kinh nguyệt?
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thay đổi ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Các chuyên gia đã ước tính một nửa số phụ nữ mắc hội chứng ruột kích thích gặp phải các triệu chứng ruột tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Bài báo năm 2014 kết luận rằng, sự dao động của hormone sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gợi lên những phản ứng khác nhau ở phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích so với những người không bị hội chứng ruột kích thích. Các hormon sinh dục bao gồm:
- Oestrogen;
- Hormone kích thích nang trứng;
- Hormone luteinizing;
- Progesterone.
Tế bào thụ cảm cho hormone sinh dục nữ cư trú khắp đường tiêu hóa của phụ nữ. Đánh giá năm 2015 kết luận rằng, sự dao động hormone ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa (GI). Điều này đặc biệt xảy ra đối với những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột (IBD) .
2.1 Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích liên quan đến kỳ kinh nguyệt
Đối với những phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt có thể thường xuyên và tồi tệ hơn. Chúng có thể bao gồm:
- Đau đớn;
- Mệt mỏi;
- Mất ngủ;
- Đau lưng;
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS);
- Nhạy cảm hơn với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như những thực phẩm sinh hơi.
2.2 Điều trị các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trong kỳ kinh nguyệt
Để điều trị các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, các việc cần làm có thể là:
- Tránh thức ăn kích thích;
- Uống nhiều nước;
- Ngủ đủ giấc;
- Vận động nhiều;
- Ăn vào các bữa chính;
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ;
- Tránh các loại thực phẩm sinh hơi như đậu và sữa.
Ngoài ra, hãy tuân thủ sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn cho bạn. Chúng có thể bao gồm:
- Thuốc nhuận tràng;
- Bổ sung chất xơ;
- Chống tiêu chảy;
- Thuốc kháng cholinergic;
- Thuốc giảm đau;
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
2.3 Các biện pháp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà
Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể giúp bạn giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích ngay tại nhà mà không cần sử dụng thuốc, chúng bao gồm:
- Tham gia tập thể dục thường xuyên;
- Cắt giảm đồ uống có chứa caffeine kích thích đường ruột;
- Ăn nhiều bữa nhỏ;
- Sử dụng men vi sinh để giảm đầy hơi và chướng bụng;
- Tránh thức ăn chiên giòn hoặc cay.
3. Kết luận
Nhiều phụ nữ mắc hội chứng ruột kích thích nhận thấy rằng các triệu chứng của họ xấu đi trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Điều này không có gì lạ. Trên thực tế, nó khá phổ biến.
Đảm bảo tuân thủ kế hoạch điều trị là việc cần làm để giúp kiểm soát các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trong kỳ kinh nguyệt. Nếu không thuyên giảm, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn khác để kiểm soát các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trong kỳ kinh nguyệt.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng hội chứng ruột kích thích. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý gây tiêu chảy mạn tính, bệnh Crohn...Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, sàng lọc ung thư dạ dày, polyp dạ dày được thực hiện thông qua nội soi dạ dày với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm loét đại tràng, các tổn thương ung thư tiêu hoá giai đoạn sớm...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
- Bharadwaj S, et al. (2015). Symptomatology of irritable bowel syndrome and inflammatory bowel disease during the menstrual cycle. DOI: 10.1093/2Fgastro/2Fgov010
- Gynecological aspects of irritable bowel syndrome. (2016). aboutibs.org/gynecological-aspects-of-irritable-bowel-syndrome.html
- Mayo Clinic Staff. (2018). Irritable bowel syndrome.
mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016 - Mulak A, et al. (2014). Sex hormones in the modulation of irritable bowel syndrome. DOI: 10.3748/2Fwjg.v20.i10.2433
- Palsson OS, et al. (n.d.). Hormones and hội chứng ruột kích thích . med.unc.edu/ibs/files/2017/10/hội chứng ruột kích thích -and-Hormones.pdf
- Yang X, et al. (2017). Estrogen and estrogen receptors in the modulation of gastrointestinal epithelial secretion. DOI: 10.18632/2Foncotarget.18313