Tác dụng của việc sử dụng nhạc cụ với trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Nội dung được tư vấn chuyên môn bởi Kỹ thuật viên Âm nhạc trị liệu - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Âm nhạc có vai trò rất quan trọng đối với đời sống chúng ta và điều đó lại càng đặc biệt quan trọng hơn với trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Việc tìm hiểu về âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ sẽ giúp cha mẹ có được cách dạy con tốt hơn.

1. Nhạc cụ giúp thúc đẩy khả năng tương tác xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Nghiên cứu năm 2009 của Jennife Whipple cho thấy rằng “Trong các buổi chơi với âm nhạc, trẻ tự kỷ hòa nhập với các bạn cùng lứa tuổi hơn so với những buổi không có nhạc. Âm nhạc cho trẻ tự kỷ khuyến khích trẻ tương tác theo những cách phù hợp hơn với những trẻ khác, bao gồm cả chia sẻ.

Khác với việc sử dụng lời nói để giao tiếp, nhà trị liệu sử dụng nhạc cụ để truyền tải thông điệp, tình cảm qua sắc thái, tiết tấu và giai điệu. Và thông qua âm nhạc, trẻ có thể nhún nhảy, ê a, vỗ tay để thể hiện cảm xúc của mình qua ngôn ngữ cơ thể và có thể truyền tải lại với nhà trị liệu bằng ánh mắt, cử chỉ hoặc cảm xúc trên khuôn mặt.

Đôi khi, chỉ cần một chiếc trống nhỏ, bạn cũng có thể tạo ra môi trường giúp đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ tương tác với người khác thông qua việc hát và sử dụng trống để thể hiện bước đi của các nhân vật trong câu chuyện bằng cách gõ mạnh hoặc nhẹ lên mặt trống. Hoặc bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ sử dụng đàn Xylophone, Pianica để hòa tấu một bản nhạc theo sự hướng dẫn của chỉ huy. Việc chú ý và cảm nhận nhịp điệu theo cử chỉ và biểu cảm nét mặt của người chỉ huy giúp trẻ đọc hiểu và học cách cảm nhận sắc thái, tình cảm cũng như thể hiện bằng cách cố gắng hòa chung một nhịp để tạo ra những âm thanh hòa quyện với nhau theo một giai điệu giúp phát triển kỹ năng tương tác một cách tự nhiên và hiệu quả.

2. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển ngôn ngữ

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí âm nhạc cho thấy rằng ca hát có thể cải thiện đáng kể kỹ năng ngôn ngữ ở những học sinh mắc chứng tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ và giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói.

Âm nhạc có thể có tác động tích cực đến trẻ tự kỷ theo một số cách, trong đó có việc sử dụng các bài hát để củng cố lời nói ở học sinh tự kỷ gặp khó khăn với ngôn ngữ. Bằng cách sử dụng đàn Piano và chơi những giai điệu ngắn để hát (luyện thanh) theo có thể giúp cải thiện giọng nói của những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ trong các lĩnh vực phát âm, phát âm và từ vựng. Ca hát có thể đặc biệt hữu ích trong việc dạy trẻ bộc lộ cảm xúc một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhạc cụ gõ như (Trống, Maracas, thanh phách...) gõ lặp đi lặp lại 1 tiết tấu ngắn có thể thu hút sự chú ý và kích thích giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ một cách tự nhiên và lôi cuốn.


Một số nhạc cụ được ứng dụng trong âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ
Một số nhạc cụ được ứng dụng trong âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ

3. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ca hát, gõ trống hay chơi nhạc cụ mang lại tác động tốt cho nhịp tim, hô hấp và sức khỏe tổng thể. Nó được chứng minh là một phương pháp chữa trầm cảm, lo lắng về mệt mỏi hữu hiệu.

Cảm xúc âm nhạc không được hiểu giống như cảm xúc thông thường. Chúng không đòi hỏi những nét mặt phức tạp hay “giọng nói” điều đặc biệt khó nhận biết đối với trẻ tự kỷ. Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ nắm bắt cảm xúc âm nhạc dễ dàng hơn thông qua các nhạc cụ vì chúng ít phức tạp hơn về mặt xã hội.

Trẻ tự kỷ không chỉ khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác mà còn khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của chính mình. Và khi không biết cách nói ra cảm xúc của chính mình khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và stress. Trẻ dễ bị kích động, gào khóc, trẻ ăn vạ hoặc thậm chí tự làm đau bản thân.

4. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ cải thiện sự tập trung

Cùng với việc tăng tính kiên nhẫn, chơi nhạc cụ cũng có thể cải thiện khả năng tập trung của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Khi đọc bản nhạc, trẻ phải chú ý đến từng nốt nhạc cũng như để ý sự thay đổi của các ký hiệu cao độ, ký hiệu trường độ, ký hiệu nhịp độ, ký hiệu lặp lại và hơn thế nữa. Trẻ luôn cảm thấy tò mò và hứng thú khi chơi một nhạc cụ, điều này giúp rèn luyện sự tập trung khi học và luyện tập các bản nhạc sau đó ta sẽ thấy trẻ tập trung tốt hơn trong cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày.

Việc chơi một nhạc cụ đòi hỏi sự tập trung và tập trung, điều này khiến tâm trí của trẻ không còn những lo lắng khác. Khi trẻ bị cuốn vào bài hát trẻ đang chơi, trẻ sẽ quên đi những khó khăn, những hình ảnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Nghe bản nhạc hay do chính mình tạo ra cũng có thể giúp trẻ thư giãn và tĩnh tâm. Chơi những bản nhạc lạc quan có thể làm giảm căng thẳng bằng cách tạo ra cảm xúc tích cực và tái tạo năng lượng.

Trẻ học cách tạo ra âm thanh từ nhạc cụ là học cách để tạo ra âm nhạc được pha trộn giữa âm thanh và khoảng lặng. Sự im lặng cung cấp một khoảng không mà trong đó những âm thanh lọt vào tai có thể được xử lý và phản hồi một cách có nhận thức. Đó là cơ hội để trẻ học cách phản xạ và hồi đáp khi cùng người khác hòa tấu nhạc cụ, để tạo sự tập trung chú ý, lắng nghe và tương tác với người khác qua khoảng lặng giữa các âm thanh.


Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ tập trung tốt hơn
Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ tập trung tốt hơn

5. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển kỹ năng phối hợp và vận động

Học một loại nhạc cụ rèn luyện cơ thể của bạn theo những cách mới và độc đáo. Bạn phải đặt bàn tay và cánh tay của mình đúng vị trí để giữ nhạc cụ trong khi các ngón tay của bạn di chuyển theo các kiểu khác nhau để đánh đúng nốt. Người chơi nhạc cụ hơi và kèn đồng cũng phải sử dụng kỹ thuật thở và thổi chính xác để tạo ra âm thanh mong muốn. Khi trẻ rối loạn phổ tự kỷ học những chuyển động mới này, chúng nhận thức rõ hơn về cơ thể của mình và phát triển khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể tốt hơn.

Chơi một nhạc cụ cũng có lợi cho các kỹ năng vận động thô và vận động tinh của trẻ. Một số nhạc cụ như piano yêu cầu chuyển động chính xác và linh hoạt của các ngón tay và ngay cả những nhạc cụ có vẻ dễ dàng sử dụng như trống, thanh phách, xúc xắc... vẫn đòi hỏi sự phối hợp và kiểm soát tốt, điều này cũng giúp trẻ phát triển vận động thô.

Để học những chuyển động này, trẻ phải cô lập các bộ phận khác nhau của cơ thể để thực hành các chuyển động riêng biệt, cũng như thu hút sự tập trung chú ý của toàn bộ cơ thể để chơi nhạc cụ. Ngoài việc phát triển các kỹ năng vận động chơi nhạc cụ cũng giúp tăng cường kết nối giữa các bán cầu não.

Trên đây là những thông tin quan trọng về nhạc cho trẻ tự kỷ, cha mẹ nên tham khảo để có được cách nuôi dạy con tốt và giúp con phát triển bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe