Thuốc Decongestants được bào chế dưới dạng viên nén hoặc dung dịch, có thành phần chính là pseudoephedrine. Thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng nghẹt mũi, chảy dịch từ tai trong,...
1. Decongestants là thuốc gì?
Thuốc Decongestants có các dạng bào chế là: Dung dịch và viên nén. Thành phần hoạt chất chính của thuốc là pseudoephedrine.
Công dụng của thuốc Decongestants là: Giảm đau, giảm tắc nghẽn mũi (tình trạng nghẹt mũi), tắc nghẽn xoang hay tắc nghẽn các ống làm chảy dịch từ tai trong ra ngoài.
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Decongestants
Cách dùng: Bệnh nhân nên dùng thuốc Decongestant 1 lần/12 giờ. Người bệnh không nên dùng quá 2 liều/24 giờ. Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm tra thông tin trên nhãn thuốc. Bệnh nhân không được sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hay kéo dài hơn so với thời gian chỉ định.
Liều dùng:
Liều dùng cho người lớn:
- Dạng viên nén: Uống 2 viên nén mỗi 4 - 6 giờ. Người bệnh không nên uống quá 8 viên thuốc trong 24 giờ;
- Dạng dung dịch: Dùng 10ml mỗi 4 - 6 giờ.
Liều dùng cho trẻ em 6 - 12 tuổi:
- Dạng viên nén: Cha mẹ nên cho trẻ uống 1 viên thuốc mỗi 4 - 6 giờ. Bạn không nên cho trẻ uống trên 4 viên thuốc trong 24 giờ;
- Dạng dung dịch: Cha mẹ nên cho trẻ dùng 5ml mỗi 4 - 6 giờ.
Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi hiện vẫn chưa được xác định. Các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu định dùng thuốc cho trẻ.
Quá liều: Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều thuốc Decongestants, người bệnh nên liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc đến với bệnh viện gần nhất. Bệnh nhân nên mang theo danh sách các thuốc mình đã dùng để bác sĩ có căn cứ xử trí phù hợp.
Quên liều: Nếu quên dùng 1 liều thuốc Decongestant, bệnh nhân nên uống càng sớm càng tốt. Trường hợp đã gần với liều kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều tiếp theo vào thời điểm đã lên kế hoạch. Bệnh nhân không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
3. Tác dụng phụ của thuốc Decongestants
Khi sử dụng thuốc Decongestants, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn;
- Chóng mặt;
- Khó ngủ;
- Nhức đầu;
- Căng thẳng.
Nếu bất kỳ phản ứng nào trong số này kéo dài hoặc trầm trọng hơn, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ. Người bệnh nên ngưng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu bị chóng mặt, lo lắng hoặc khó ngủ.
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Decongestants
Trước khi sử dụng thuốc Decongestants, người bệnh nên báo cho bác sĩ nếu:
- Bệnh nhân đang mang thai hoặc đang cho con bú. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
- Người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Decongestants;
- Người bệnh đang dùng các loại thuốc khác (gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng);
- Bạn có ý định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Bạn từng mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, các vấn đề về tim (đau ngực, đau tim, suy tim), nhịp tim nhanh hoặc không đều, cao huyết áp, bệnh thận, tuyến giáp thừa, khó đi tiểu (phì đại tuyến tiền liệt).
5. Tương tác thuốc Decongestants
Một số tương tác thuốc của Decongestants gồm:
- Thuốc ức chế MAO: Bao gồm isocarboxazid, linezolid, procarbazine, xanh methylene, moclobemide, phenelzine, rasagiline, selegiline, tranylcypromine;
- Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, guanethidine, reserpine, methyldopa.
Khi sử dụng thuốc Decongestants, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị liệu tốt nhất và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.