Nếu bạn bị tiểu đường, uống rượu có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu. Do đó bạn chỉ nên thỉnh thoảng uống rượu và chỉ nên uống khi bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu đã được kiểm soát tốt.
1. Tác động của rượu đối với bệnh tiểu đường
Dưới đây là một số tác động mà rượu có thể ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường:
- Bia và rượu vang ngọt có chứa carbohydrate vì vậy, nếu sử dụng sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
- Rượu kích thích sự thèm ăn dẫn tới người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều và hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu.
- Đồ uống có cồn thường có rất nhiều calo, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.
- Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phán đoán hoặc minh mẫn của bản thân, khiến người bệnh đưa ra các lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho người bệnh tiểu đường không chính xác
- Rượu phối hợp với thuốc tiểu đường uống hoặc insulin để làm tăng tác dụng của các loại thuốc này khiến hạ đường huyết quá mức
- Rượu làm tăng lượng chất béo trung tính
- Rượu làm tăng huyết áp
- Rượu gây đỏ bừng mặt, buồn nôn, tăng nhịp tim và nói chậm
- Rượu có thể gây nhầm lẫn hoặc che dấu các triệu chứng của đường huyết thấp.
2. Uống rượu có gây tiểu đường không?
Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng uống một lượng rượu vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng nếu sử dụng rượu nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng rượu vừa phải được định nghĩa là một ly mỗi ngày cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi và tối đa hai ly mỗi ngày cho nam giới từ 65 tuổi trở xuống.
Nguyên nhân là do khi sử dụng quá nhiều rượu có thể gây viêm tụy mãn tính, khiến tụy giảm khả năng tiết insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường type II.
3. Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống rượu?
Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu hoặc nếu có thì nên thực hiện theo các hướng dẫn như sau:
- Không uống nhiều hơn hai ly rượu trong một ngày nếu là đàn ông, hoặc một ly nếu là phụ nữ. (Ví dụ: một ly đồ uống có cồn = 142ml ly rượu vang hoặc 43ml rượu mùi (liquor) hoặc 340ml bia).
- Chỉ uống rượu với thức ăn. Cố gắng uống cùng với bữa ăn hoặc ăn trước khi uống để giảm nguy cơ hạ đường huyết, do đó, khi ăn bạn cần chọn các loại thực phẩm có chứa carbohydrate
- Uống chậm
- Tránh các loại đồ uống được trộn lẫn nhiều đồ uống với nhau vì các loại đồ uống này có đường, rượu vang ngọt hoặc các loại nước ép
- Trộn rượu mùi với nước, soda hoặc nước ngọt ăn kiêng
- Luôn đeo vòng tay y tế để cho người khác biết rằng bạn bị tiểu đường để hạn chế mời bạn uống rượu. Trong trường hợp cấp cứu, các nhân viên y tế sẽ biết ngay bạn bị tiểu đường để thực hiện điều trị kịp thời và chính xác.
- Kiểm tra đường huyết: Rượu có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm, thậm chí sau 24 giờ uống rượu. Kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ và đảm bảo đường huyết trong phạm vi an toàn 100-140mg / dL. Nếu lượng đường trong máu thấp, hãy làm theo các hướng dẫn của bác sĩ hoặc ăn/uống thêm calo trước khi đi ngủ mặc dù không phải chế độ ăn hợp lý, nhưng sẽ giúp bạn tránh được đường huyết hạ khi ngủ.
Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org
XEM THÊM
- Nghiện rượu lâu năm có thể điều trị được không?
- Các dấu hiệu nghiện rượu và cách xử trí
- Thế nào là không dung nạp rượu?