Suy thận là một biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường, xuất phát từ những tổn thương thận ban đầu và âm thầm tiến triển. Nguy cơ suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 1 và tuyp 2 là khác nhau.
1. Nguy cơ suy thận ở bệnh nhân tiểu đường Tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường ở tuổi vị thành niên hay đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường xảy ra ở trẻ em. Đối với loại tiểu đường này, tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin. Bệnh nhân tiểu đường Tuýp 1 vì thế mà phải đi tiêm insulin trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Theo thống kê hiện nay, có khoảng 30 - 35% bệnh mắc bệnh tiểu đường Tuýp 1 (ở tuổi vị thành niên) bị suy thận.
Trong đó, bệnh cầu thận đái tháo đường là một biến chứng điển hình của đái tháo đường tuýp 1 phụ thuộc vào Insulin xuất hiện ở những người có bệnh lý đái tháo đường từ còn rất trẻ. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân đái tháo đường Tuyp II nhưng tỉ lệ không cao.
Tuy nhiên bệnh thận đái tháo đường ngoài tổn thương cầu thận còn có những tổn thương khác do bản thân đái tháo đường gây nên ở thận như tổn thương ống thận hoặc những biểu hiện của hoại tử đài thận hoặc bệnh lý thần kinh bàng quang do đái tháo đường.
2. Nguy cơ suy thận ở bệnh nhân tiểu đường Tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là loại phổ biến hơn và thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, được gọi là bệnh tiểu đường ở người lớn hay bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Ở Tuýp 2, tuyến tụy tạo ra insulin, nhưng cơ thể của bạn không sử dụng nó đúng cách. Nồng độ đường trong máu cao thường có thể được kiểm soát bằng cách theo một chế độ ăn uống hợp lý và/hoặc uống thuốc, và một số bệnh nhân vẫn phải dùng insulin. Trong bệnh thận đái tháo đường này, không có sự tăng lọc cầu thận.
Bệnh thận cũng là một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (thường gặp cao hơn 10 lần so với nhóm khác). Theo thống kê hiện nay, từ 10 – 40% của những người mắc bệnh tuổi đường tuýp 2 (ở người lớn) bị suy thận, 3-8% tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.
Bệnh thận đái tháo đường được cho là nguyên nhân chiếm vị trí thứ nhất của suy thận mạn ở các nước phương tây với tỉ lệ từ 25 đến 50%. Trong đó, có hơn 90% là đái tháo đường typ 2.
3. Các yếu tố làm tăng khả năng suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Hiện nay ở các nước u Mỹ, bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối do đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng. Các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng bệnh nhân đái tháo đường nào sẽ bị bệnh thận diễn tiến đến suy thận:
- Đái tháo đường týp 1 khởi phát từ trước tuổi 20.
- Kiểm soát đái tháo đường kém (nồng độ HbA1c cao).
- Kiểm soát tăng huyết áp kém.
- Tiền sử gia đình bị đái tháo đường và bệnh thận mạn tính.
- Có vấn đề về thị lực (bệnh võng mạc đái tháo đường) hoặc tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh đái tháo đường) do đái tháo đường.
- Có protein trong nước tiểu, béo phì, hút thuốc và tăng lipid huyết thanh.
Người ta vẫn chưa chắc chắn rằng, sự kiểm soát đường máu nghiêm ngặt có tác động đến tiến triển của bệnh suy thận hay không. Trong quản lý và điều trị bệnh suy thận do đái tháo đường, việc sàng lọc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là rất quan trọng.
Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã áp dụng kỹ thuật sàng lọc suy thận sớm cho người bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm nước tiểu L-FABP theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU680 tự động hiện đại, cho kết quả nhanh chóng và chính xác hỗ trợ đắc lực trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn. Vinmec Times City là bệnh viện đầu tiên áp dụng phương pháp mới này tại Việt Nam.
Để đăng ký khám chức năng thận tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân tiểu đường nói chung nên thực hiện kiểm tra chức năng thận thường xuyên để phát hiện, sàng lọc sớm suy thận, có những biện pháp điều trị phù hợp.
Quý khách hàng có thể gọi đến Hotline: 0243 9743 556 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.