Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng xảy ra ở một số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, có thể tiến triển thành suy thận nếu không được điều trị kịp thời. Việc điều trị thận đái tháo đường sẽ làm giảm các nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm tác hại của bệnh đến với cơ thể con người.
1. Tiểu đường ảnh hưởng đến thận như nào?
Thận là cơ quan có chức năng loại bỏ lượng nước dư thừa và độc tố từ quá trình chuyển hóa cùng với nước tiểu ra ngoài cơ thể, đóng vai trò như bộ lọc, thận điều chỉnh lượng muối giúp kiểm soát huyết áp, giải phóng các loại hormone....bệnh thận đái tháo đường là tổn thương thận do bệnh tiểu đường gây ra.
Sở dĩ bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận là vì khi mắc phải bệnh tiểu đường, các mạch máu nhỏ trong thận của người bệnh sẽ bị tổn thương và thận sẽ không thể làm sạch mạch máu đúng cách, cơ thể vì thế sẽ bị giữ lại nhiều muối và nước hơn mức cần thiết, dẫn đến việc mắt cá chân sưng phù và tăng cân quá mức, chất thải dần sẽ bị tích tụ trong cơ thể của người bệnh.
Đặc biệt, bệnh tiểu đường có thể gây nên những tổn thương thần kinh trong cơ thể và gây ra những khó khăn cho việc thông bàng quang, khiến bàng quang gặp áp lực dẫn đến kẹt và tổn thương thận.
2. Khi nào bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng thận?
Biến chứng đái tháo đường là tình trạng mà đa số những bệnh nhân đái tháo đường gặp phải, biến chứng này gây tổn thương chức năng lọc của cầu thận và làm thất thoát một lượng protein (thành phần chính là albumin) lớn hơn các mức cho phép từ máu vào nước tiểu. Sự gia tăng nồng độ albumin trong nước tiểu là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh thận đái tháo đường.
Ở người bệnh đái tháo đường, lượng đường huyết luôn cao có thể làm một số protein có trong cầu thận dễ liên kết với nhau và kích hoạt quá trình tạo sẹo khu trú hay còn gọi là sự xơ hóa cầu thận. Khi bệnh đến một giai đoạn nhất định, các mô thận bình thường sẽ bị thay thế bởi các mô xơ làm giảm hoặc mất chức năng lọc của thận và bệnh thận đái tháo đường lúc này đã phát triển suy thận giai đoạn cuối.
Ngoài ra, nếu có thêm các yếu tố nguy cơ sau thì rất có khả năng bệnh nhân đã bị biến chứng bệnh thận đái tháo đường, cụ thể:
- Khi Glucose huyết không ổn định, HbA1c cao
- Người bị tăng huyết áp
- Người tăng cholesterol máu, có rối loạn mỡ máu
- Yếu tố tuổi tác, tuổi cao dễ có nguy cơ biến chứng
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm
- Gia đình có tiền sử tăng huyết áp
3. Cơ chế đái tháo đường gây suy thận?
Cơ chế đái tháo đường gây suy thận thường phát triển theo các giai đoạn nhất định, ở người bệnh đái tháo đường type 1 nếu không có phác đồ điều trị tốt thì lâu dần sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thận. Thông thường, bệnh diễn tiến qua 5 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Khi lượng đường huyết tăng cao và lượng máu đến thận tăng sẽ làm cho thận bị tăng kích thước.
- Giai đoạn 2: Người bệnh lúc này vẫn chưa có biểu hiện rõ trên lâm sàng, mới chỉ bắt đầu có những thay đổi mô học ở cầu thận.
- Giai đoạn 3: Tiểu albumin, bệnh thận đái tháo đường lúc này cũng diễn tiến nặng hơn. Nếu không điều trị kịp thời thì có khoảng 20 - 40% người bệnh sẽ tiến đến bệnh thận rõ trên lâm sàng.
- Giai đoạn 4: Biểu hiện của bệnh thể hiện rõ trên lâm sàng. Bệnh nhân sẽ tiểu đạm, albumin có trong nước tiểu 24 giờ > 300mg. Chức năng lọc của thận đã bắt đầu suy giảm, đồng thời huyết áp người bệnh bắt đầu tăng.
- Giai đoạn 5: Bệnh thận giai đoạn cuối, cần phải lọc thận hoặc thay thận để duy trì cuộc sống.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1 thì lượng albumin trong nước tiểu là triệu chứng đầu tiên báo hiệu thận bị tổn thương. Tuy nhiên, ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì bệnh nhân có thể tăng huyết áp, tiểu albumin ngay lúc mới chẩn đoán.Ngoài ra, có khoảng 20% bệnh nhân đái tháo đường type 2 diễn tiến đến bệnh thận mạn tính nhưng không có albumin trong nước tiểu.Thận là cơ quan có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cơ thể đào thải các chất độc và cặn bã ra ngoài. Nếu như thận hoạt động đúng chức năng thì cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh và ngược lại sẽ làm cho các chất độc, cặn bã tích tụ trong cơ thể, gây ra tình trạng suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống.
Chính vì thế việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thận là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm, tầm soát bệnh suy thận hay biến chứng thận đái tháo đường sớm nhờ kỹ thuật xét nghiệm nước tiểu L-FABP tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Kỹ thuật xét nghiệm L-FABP có thể xác định rối loạn vi tuần hoàn cấp ở ống thận và cho phép chẩn đoán sớm các mức độ tổn thương ở thận của người bệnh. Kỹ thuật này thực hiện rất đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy nước tiểu xét nghiệm vào khoảng thời gian nào trong ngày cùng được rồi đem xét nghiệm, L-FABP sẽ tiến hành phân tích và cho kết quả chính xác sau 30 phút.
Vinmec Times City áp dụng xét nghiệm nước tiểu L-FABP theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU680 tự động hiện đại, cho kết quả nhanh chóng và chính xác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.