Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Đến tuần 25 của thai kỳ, tử cung đã phát triển với kích thước lớn đủ chèn ép trực tràng và các cơ quan khác lân cận làm phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ. Từ tuần này trở đi, thai phụ cũng nên chăm sóc bản thân cẩn thận, vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh bị viêm nướu.
1. Phụ nữ mang thai tuần 25 có đặc điểm gì nổi bật?
Phụ nữ mang thai tuần 25 dễ mắc bệnh trĩ, vì tại thời điểm này kích thước tử cung đã đủ lớn để gây ra chèn ép trực tràng và các cơ quan lân cận. Từ đó, làm tăng lượng máu đến theo đường động mạch nhưng giảm lượng máu đi theo đường tĩnh mạch do lực đẩy yếu và diện tích mạch bị thu hẹp. Ngoài ra, còn do nguyên nhân khác như táo bón và khó tiêu kéo dài. Bệnh trĩ có thể gây đau khi đi ngoài, thậm chí gây chảy máu trực tràng.
Một số biện pháp có thể áp dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ như:
- Chườm bằng túi nước đá hoặc nước cây phỉ
- Tắm ngồi (sitz bath): Ngồi trong nước nóng để giảm đau, sưng hậu môn.
- Tăng cường cung cấp chất lỏng (nước khoáng, nước hoa quả, sữa...) và các thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau và ngũ cốc).
- Thực hiện các bài tập sàn chậu (Kegels) và cố gắng không rặn khi đi vệ sinh.
Thuốc giảm đau dạng viên đạn không kê đơn và / hoặc khăn lau tẩm thuốc
Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc nhuận tràng hoặc dầu bôi trơn vì có thể kích thích tiêu hóa gây tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai tuần 25 cần chú ý chăm sóc răng miệng vì dễ bị viêm nướu. Viêm nướu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu - một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có liên quan đến sinh non và thậm chí tăng nguy cơ tiền sản giật. Vì vậy, mẹ cần bảo vệ em bé bằng việc áp dụng các cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ như đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
2. Các triệu chứng được xem là bình thường khi mang thai tuần 25
2.1 Chứng ợ nóng và khó tiêu
Phụ nữ mang thai thường có cảm giác như axit dạ dày đang đốt cháy thực quản và ngực. Giảm nhẹ cảm giác khó chịu bằng cách sử dụng một số loại thuốc như viên nhai Tums hoặc thuốc kháng acid Rolaids ngay khi các triệu chứng xuất hiện.
2.2 Ngủ ngáy
Ngáy là triệu chứng khá phổ biến trong khi mang thai vì máu tăng lưu lượng đến màng nhầy của mũi gây ra ngạt mũi. Tuy nhiên, nếu thai phụ cảm thấy cơn ngáy làm tỉnh giấc nhiều lần, khó ngủ hoặc mất ngủ, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bị ngưng thở khi ngủ (có thể làm mất oxy), cần thông báo cho bác sĩ được biết.
2.3 Hội chứng ống cổ tay
Lưu lượng máu tăng lên khi mang thai có thể gây sưng do tăng áp lực lên dây thần kinh ở cổ tay, dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Khi có dấu hiệu bị hội chứng này cần thông báo cho bác sĩ được biết để có thể có các biện pháp giảm đau kịp thời như đeo nẹp cổ tay hoặc châm cứu.
2.4 Rối loạn chức năng giao phối Pubis (SPD)
Nếu cảm thấy đau ở vùng xương chậu, thai phụ có thể đã bị SPD, gây ra do các khớp xương trong xương chậu di chuyển không đối xứng cũng như điểm yếu của các cơ xung quanh khu vực đó. Tiếp tục các bài tập Kegel và nghiêng chậu sẽ giúp tăng cường khối cơ ở vùng chậu, và nếu đau dữ dội thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.
2.5 Hội chứng chân bồn chồn (RLS)
Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy ngứa ran ở chân kèm theo một sự thôi thúc muốn di chuyển. Nếu gặp hội chứng này, thai phụ nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt vì có thể có liên quan đến RLS. Việc nhạy cảm với một số loại thực phẩm làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
2.6 Tóc mọc nhanh, dày và mượt hơn
Bởi vì việc tóc rụng hàng ngày bị ức chế bởi hormone thai kỳ, thay vào đó trong giai đoạn mang thai phụ nữ có thể nhận thấy tóc trở nên dày và bóng hơn bao giờ hết. Sau khi sinh, tình trạng rụng tóc có thể quay trở lại.
3. Phụ nữ mang thai cần làm gì trong tuần 25 của thai kỳ?
3.1 Ngăn ngừa bệnh trầm cảm (PPD)
Trong thời gian mang thai phụ nữ dễ tăng các cảm xúc tiêu cực, từ đó làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh, một biến chứng phổ biến mà một số phụ nữ gặp phải sau khi sinh. Khi có dấu hiệu trầm cảm, thai phụ nên tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt từ người thân và các bác sĩ chuyên khoa tâm lý học.
3.2 Sử dụng kem dưỡng ẩm
Bước sang tuần 25, tử cung đã có kích thước bằng quả bóng đá gây căng da ở vùng bụng từ đó làm da nhạy cảm và tăng kích ứng da. Kích ứng da có xu hướng xuất hiện trong tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da calamine là cần thiết để chăm sóc da, hạn chế các kích thích tại làn da.
3.3 Chọn các thực phẩm ngọt lành mạnh
Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn đồ ngọt. Nếu cần một số ý tưởng ăn nhẹ với chất ngọt hãy thử một trong những thực phẩm này khi bị đói nửa buổi: Bánh nướng xốp cà rốt hoặc yến mạch có thể thay thế bánh rán và bánh cà phê; ăn kèm một miếng phô mai hoặc một hộp sữa chua. Hoặc tự chọn lấy nêm táo bằng bơ đậu phộng; phô mai với dâu tây, quýt và quế; sữa chua hạt óc chó và trái cây khô; hoặc một ly sinh tố.
3.4 Bảo vệ mắt
Trong thời gian này, tầm nhìn của thai phụ có thể hạn chế hơn và kính áp tròng có thể gây cảm giác khó chịu khi đeo. Mặc dù bổ sung đầy đủ nước trong ngày nhưng đôi mắt vẫn có thể bị khô. Tuy nhiên, các triệu chứng về mắt như các triệu chứng về da, sẽ biến mất sau khi sinh. Việc thai phụ cần làm là báo cho bác sĩ và theo dõi tiến triển của bệnh.
3.5 Chọn mua các thực phẩm dinh dưỡng tiện lợi nhất
Phụ nữ mang thai nên lập một danh sách các mặt hàng chủ lực tốt cho sức khỏe trước khi đi chợ. Đồ ăn nhẹ và các sản phẩm từ sữa nên mua về gồm sữa chua, phô mai, salad trái cây tươi cắt sẵn, cà rốt, nho khô, các loại hạt, trái cây sấy khô, cà chua, rau xanh. Bằng cách đó, bất kể bận rộn đến đâu thai phụ cũng có thể nhanh chóng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, sử dụng rau và trái cây đông lạnh, túi salad rửa sạch và cắt thịt nấu chín nhanh và thịt gia cầm (để xào hoặc fajitas) cũng giúp cho bữa ăn vừa tiện lợi lại đủ dinh dưỡng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài việc được thăm khám định kỳ, sản phụ cũng sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mẹ có thể tăng cân hợp lý mà thai nhi vẫn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
Thạc sĩ. Bác sĩ. Lý Thị Thanh Nhã đã có quá trình làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay. Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong chẩn đoán theo dõi và điều trị thai nghén, thai bệnh lý. Khám tầm soát thai kỳ. Thực hiện các kỹ thuật mổ lấy thai. Phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Whattoexpect.com; Parent.com