Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội cơ xương khớp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Bộ xương là một phần quan trọng trong cấu trúc cơ thể của chúng ta, tham gia vào các vận động của những bộ phận trên cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, vận động. Xương được hình thành và phát triển từ khi chúng ta còn là bào thai trong bụng mẹ, nó tiếp tục phát triển và thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời của mỗi người.
1. Một số đặc điểm cơ bản của bộ xương
- Xương là một mô sống và đóng một vai trò cấu trúc trong cơ thể.
- Bởi là một ống, cho nên bộ xương tiếp tục được đổi mới trong suốt cuộc đời, với những tế bào cũ được thay thế bằng những tế bào mới.
- Xương được tạo thành từ một nền protein được củng cố với các khoáng chất, đặc biệt là canxi và phốt pho. Có một sự tích tụ ròng của canxi trong xương trong quá trình tăng trưởng của mỗi người.
- Khối lượng xương tăng lên trong suốt quá trình phát triển cho đến khi chúng ta ở độ tuổi 20, đây là lúc khối lượng xương đạt được cao nhất. Sau đó là một giai đoạn củng cố, nhưng từ khoảng 40 tuổi, sự mất xương vượt quá sự hình thành xương và khối lượng xương giảm dần.
- Mất quá nhiều mô xương dẫn đến loãng xương, một tình trạng đặc trưng của xương dễ gãy và tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương có thể dẫn đến các vấn đề về vận động và thậm chí có thể gây tử vong.
- Điều quan trọng là phải tối ưu hóa khối lượng xương trong quá trình tăng trưởng và duy trì bộ xương trong suốt cuộc đời trưởng thành để giảm nguy cơ phát triển loãng xương sau này.
- Một số chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì xương khỏe mạnh, trong đó đặc biệt là canxi, vitamin D và vitamin K. Một lối sống năng động cũng rất quan trọng trong việc duy trì bộ xương khỏe mạnh.
Một tình trạng bất thường về xương khác đó là chứng còi xương, tình trạng này gần như đã được xóa bỏ nhưng giờ đây đã xuất hiện trở lại một cách rõ ràng trong các nhóm trẻ em ở Anh. Nó được đặc trưng bởi sự khoáng hóa kém của xương. Tình trạng nặng hơn của căn bệnh này là nhuyễn xương.
2. Sự thay đổi của bộ xương và sức khỏe
Xương là mô sống liên tục được đổi mới trong suốt cuộc đời, với các tế bào cũ được thay thế bằng các tế bào mới. Xương được tạo thành từ một nền protein, trên đó hydroxyapatite (một cấu trúc tinh thể được tạo thành từ canxi và phốt pho) được lắng đọng. Magie, kẽm và florua cũng được lắng đọng trong chất nền protein, mặc dù canxi là khoáng chất nhiều nhất trong xương; và người ta ước tính rằng bộ xương của một người lớn trung bình chứa 1kg canxi.
Xương đóng vai trò cấu trúc trong cơ thể và cũng là nguồn dự trữ canxi dùng để duy trì nồng độ canxi trong máu trong giới hạn hẹp. Bởi canxi cần thiết cho nhiều quá trình trao đổi chất cơ bản trong cơ thể, chẳng hạn như truyền tín hiệu, co cơ, quá trình đông máu bình thường. Xương khỏe mạnh sẽ không dễ bị gãy. Thời thơ ấu, thanh thiếu niên và giai đoạn đầu trưởng thành là các giai đoạn bộ xương chắc khỏe nhất, nếu có bị gãy thì cũng rất nhanh liền lại.
Xương liên tục được “tu sửa”, có thể hiểu là mô xương cũ được thay thế bằng mô mới. Quá trình tạo xương và tiêu xương (thay thế mô xương cũ) diễn ra trong suốt cuộc đời, mặc dù với tốc độ khác nhau tại các thời điểm khác nhau và tại các vị trí khác nhau trong bộ xương. Trong thời thơ ấu, quá trình này cho phép xương phát triển; ở tuổi trưởng thành mục đích của quá trình là là duy trì bộ xương ổn định và vững chắc.
Quá trình hình thành xương và tiêu xương bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Quá trình hình thành xương luôn lớn hơn quá trình tiêu xương trong quá trình phát triển và cho đến khi chúng ta bước qua tuổi 20, khi khối lượng xương đạt đến đỉnh điểm, tác động chính của quá trình này là sự gia tăng khối lượng xương.
Khối lượng xương đỉnh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền như thể trạng và nhóm dân tộc. Nó có thể được tăng lên bằng cách đảm bảo rằng chế độ ăn uống có đủ lượng canxi và vitamin D trong thời thơ ấu và giai đoạn phát triển của mỗi người.
Khi chúng ta trưởng thành, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn quá trình tạo xương. Hậu quả của việc này là khối lượng xương giảm dần khi chúng ta già đi. Ở phụ nữ, quá trình mất xương tăng nhanh sau thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là trong 5 - 10 năm đầu. Điều này là do hormone estrogen bị ngừng sản xuất sau thời kỳ mãn kinh. Việc bảo vệ xương, quá trình hình thành và mất xương bị ảnh hưởng bởi các hormone này.
3. Một số tình trạng bệnh lý của xương
3.1. Còi xương và nhuyễn xương
Còi xương là tình trạng xảy ra do chậm lắng đọng chất khoáng của xương, đặc biệt là canxi và photphat trong quá trình phát triển xương, thường là kết quả của sự thiếu hụt vitamin D.
Còi xương được đặc trưng bởi biểu hiện biến dạng xương, đặc biệt là chân vòng kiềng. Ở người lớn, tình trạng này được gọi là nhuyễn xương và một lần nữa được đặc trưng bởi sự khoáng hóa kém của chất nền xương. Ngược lại, bệnh loãng xương được đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, trong đó, chất nền trở nên mỏng manh hơn.
Bệnh còi xương từng phổ biến ở Anh nhưng phần lớn đã được ngăn ngừa trong nửa sau của thế kỷ 20 thông qua các chính sách bổ sung và tăng cường vitamin D, nó được bổ sung vào bơ thực vật theo luật và việc bổ sung được khuyến khích cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, căn bệnh này đã xuất hiện trở lại một cách rõ ràng trong các nhóm trẻ em ở Anh.
3.2. Loãng xương
Cấu trúc của xương giống như một miếng bọt biển rắn và bao gồm một mạng lưới các sợi xương. Mất xương do lão hóa làm cho những sợi xương này ngày càng mỏng hơn, cho đến khi biến mất dần, để lại những khoảng trống lớn trong cấu trúc của xương và khiến nó trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Nếu mất quá nhiều xương, nó sẽ dẫn đến loãng xương, tình trạng này đôi khi được gọi là “giòn xương”. Đây là một tình trạng đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, suy giảm cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Một phần ba phụ nữ và một phần mười nam giới từ 55 tuổi trở lên sẽ bị loãng xương trong đời. Mặc dù nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ sau mãn kinh và đàn ông lớn tuổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những phụ nữ trẻ hơn, những người bị rối loạn nội tiết tố, ăn uống không đủ chất.
Tác động của loãng xương đến chất lượng cuộc sống thường bị bỏ qua vì nó thường không được coi là một căn bệnh đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nhiều người sống với tình trạng này thường xuyên bị đau và mất khả năng hoạt động độc lập. Do đó, họ có nhiều khả năng bị hạn chế tiếp xúc với xã hội và chịu đựng sự cô đơn và trầm cảm.
Đôi khi, phụ nữ được sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giúp giảm mất khối lượng xương liên quan đến việc không sản xuất estrogen sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, có một vài lo ngại liên quan đến việc sử dụng HRT trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Do đó, các quyết định về việc có kê đơn HRT hay không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh gia đình và các yếu tố nguy cơ ung thư của người phụ nữ.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ loãng xương đó là:
- Hút thuốc và uống nhiều rượu, làm tăng tốc độ mất xương.
- Thiếu cân.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của xương
Sức mạnh của xương trong cuộc sống sau này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền ở một mức độ nào đó nhưng có một số yếu tố nội tiết tố và lối sống khác cũng ảnh hưởng đến điều này, bao gồm:
- Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với phụ nữ trong việc bảo vệ xương và do đó, kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh có thể gây hại cho xương. Sau khi mãn kinh, estrogen không còn được sản xuất nữa và đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất xương ở phụ nữ tăng lên so với nam giới cùng tuổi.
- Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc phát triển khung xương chắc khỏe khi còn nhỏ và duy trì khung xương khi trưởng thành. Một số chất dinh dưỡng được yêu cầu nhưng thiếu vitamin D đặc biệt có liên quan đến bệnh còi xương ở trẻ em.
- Hoạt động thể chất, đặc biệt là hoạt động chịu trọng lượng, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Xương phản ứng với trọng lượng mà chúng mang theo, có nghĩa là trọng lượng cơ thể thấp là nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi.
5. Chế độ ăn uống và sự thay đổi của bộ xương
5.1. Các yếu tố trong chế độ ăn uống tác động tốt đến bộ xương
Chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành xương khỏe mạnh, đặc biệt là yếu tố canxi, vitamin D và vitamin K.
5.1.1. Canxi
Canxi khoáng có được từ chế độ ăn uống và lắng đọng trong xương và răng. Người lớn thường có khoảng 1kg canxi trong cơ thể và 99% lượng canxi này có trong xương.
Lượng canxi đặc biệt quan trọng trong thời thơ ấu, thanh thiếu niên và giai đoạn đầu trưởng thành khi xương đang phát triển. Với một lượng canxi đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời (cùng với lối sống năng động) sẽ giúp đảm bảo rằng xương luôn chắc khỏe.
Các nguồn giàu canxi nhất trong chế độ ăn là sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa, sữa chua và pho mát cung cấp khoảng một nửa lượng canxi được tiêu thụ trong chế độ ăn của người Anh. Ở Anh, bột mì trắng và nâu giúp tăng cường canxi, vì vậy bánh mì làm từ những loại bột này là một nguồn dinh dưỡng đáng kể đối với nhiều người.
Các loại rau xanh, chẳng hạn như rau xanh và bông cải xanh cũng chứa canxi. Cá ăn cả xương, chẳng hạn như cá chạch trắng hoặc cá mòi đóng hộp, cũng là một nguồn cung cấp canxi bổ dưỡng. Một nguồn bổ sung canxi khác là nước khoáng giàu canxi. Ở một số vùng, nước khoáng cung cấp một lượng canxi đáng kể.
Một số thực phẩm có thể chứa một lượng đáng kể canxi nhưng cũng chứa các chất liên kết với canxi và làm giảm lượng thức ăn được cơ thể hấp thụ. Ví dụ về những chất này bao gồm phytate trong ngũ cốc và đậu nguyên hạt, và oxalat trong rau bina và đại hoàng.
Những người ăn chay trường không ăn các sản phẩm từ sữa, do đó họ nên đặc biệt chú ý rằng chế độ ăn uống của họ xem có đủ canxi. Ở Anh, nhiều sản phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ và đồ uống từ đậu nành, được dùng để tăng cường canxi và do đó có thể là một nguồn hữu ích cho những người ăn chay trường.
5.1.2. Vitamin D
Vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi từ thức ăn. Một phần vitamin D được thu nhận từ chế độ ăn uống nhưng đối với hầu hết mọi người, nguồn vitamin D chính là thông qua quá trình tổng hợp ở da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Hầu hết mọi người nhận được đủ vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong những tháng mùa hè. Nhưng một số nhóm, chẳng hạn như những người có làn da sẫm màu sống ở vĩ độ cao hơn, những người sống trong nhà và những người mặc quần áo che gần hết cơ thể (ví dụ vì lý do tôn giáo), phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung cấp từ chế độ ăn uống và có thể cần bổ sung vitamin đầy đủ cho cơ thể.
Một số loại thực phẩm có chứa một lượng lớn vitamin D. Dầu gan cá có hàm lượng rất cao và các loại cá nhiều dầu, chẳng hạn như cá mòi, cá thu và cá hồi, cũng là những nguồn cung cấp vitamin D phong phú. Lòng đỏ trứng, gan và bơ chứa một lượng nhỏ vitamin D.
Sản phẩm bổ sung vitamin D hàng ngày (10 microgam) được Bộ Y tế khuyến nghị cho tất cả những người từ 65 tuổi trở lên. Chúng cũng được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài tầm quan trọng đối với sức khỏe của xương, tình trạng vitamin D tốt gần đây đã được chứng minh là một yếu tố trong việc ngăn ngừa té ngã ở người lớn tuổi. Điều này được cho là có liên quan đến việc cải thiện sức mạnh cơ bắp, ảnh hưởng đến sự cân bằng và khả năng vận động.
5.1.3. Vitamin K
Có ít nhất ba loại protein phụ thuộc vitamin K có trong xương. Những người bị loãng xương đã được chứng minh là có lượng vitamin K trong máu thấp, lượng vitamin K thấp và tình trạng suy giảm vitamin K có liên quan đến khối lượng xương thấp hơn và nguy cơ gãy xương hông cao hơn ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi.
Các nguồn cung cấp vitamin K chính là rau lá xanh, thịt và các sản phẩm từ sữa.
5.1.4. Oligosaccharides
Bằng chứng gần đây từ các nghiên cứu trên người và các hỗ trợ từ bằng chứng nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc tiêu thụ oligosaccharide loại inulin hàng ngày có thể làm tăng hấp thu canxi. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với những người có lượng canxi thấp.
5.2. Các yếu tố trong chế độ ăn uống có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của xương
5.2.1. Vitamin A
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu và cần thiết cho sự phát triển bình thường của xương. Nhưng có một số bằng chứng cho thấy việc hấp thụ nhiều vitamin A (retinol) có thể liên quan đến mật độ xương thấp và tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Nên tránh sử dụng trên 1500 microgram tương đương retinol từ thực phẩm (ví dụ như gan, một nguồn giàu vitamin A) hoặc thực phẩm bổ sung nên tránh. Điều này có thể hiểu rằng, để phòng ngừa các bệnh về xương, những người tiêu thụ gan thường xuyên (mỗi tuần một lần hoặc hơn) không nên tăng cường ăn gan hoặc dùng các chất bổ sung có chứa retinol khác như dầu gan cá.
5.2.2. Natri
Natri là thành phần chính trong muối ăn - một gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Natri làm tăng sự đào thải canxi qua nước tiểu, qua đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của xương.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Bởi tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể.
6. Hoạt động thể chất và sự thay đổi của bộ xương
Hoạt động thể chất, đặc biệt là hoạt động chịu sức nặng như chạy bộ, đi bộ nhanh hoặc khiêu vũ, có tầm quan trọng thiết yếu trong việc xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Xương phản ứng với trọng lượng mà chúng mang theo, có nghĩa là trọng lượng cơ thể thấp dẫn đến nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi.
Hoạt động thể chất thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong thời thơ ấu, các hoạt động bao gồm chạy và nhảy như bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền và nhảy dây giúp tăng cường xương đang phát triển. Vui chơi bên ngoài cũng mang lại lợi ích từ việc tổng hợp vitamin D của da trong những tháng mùa hè.
Đối với người lớn tuổi, hoạt động thường xuyên chẳng hạn như leo cầu thang và đi bộ giúp cải thiện khả năng vận động, thăng bằng và tăng khối lượng cơ bắp, điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa té ngã.
7. Các tình trạng sức khỏe khác ảnh hưởng đến sự thay đổi của bộ xương
Có hai dạng viêm khớp phổ biến, viêm xương khớp do tuổi tác được cho là ảnh hưởng đến 10% người trên 65 tuổi và viêm khớp dạng thấp, một dạng viêm khớp, thường bắt đầu ở độ tuổi tương đối trẻ và ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số.
Thừa cân có thể liên quan đến viêm xương khớp, giảm cân và hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng.
Các chất bổ sung axit béo omega-3 chuỗi dài đã trở nên phổ biến để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Lợi ích trên lâm sàng của chúng đã được chứng minh là khiêm tốn và những lợi ích cũng như bất lợi lâu dài cần được đánh giá thêm.
Tuy nhiên, dầu cá ở mức cung cấp 2,7 - 4g / ngày axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) đã được chứng minh là làm giảm bớt một số triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, có tác dụng hữu ích đối với các khớp sưng và mềm, cải thiện sức mạnh và khả năng vận động cho bệnh nhân. Nguồn thực phẩm giàu axit béo nhất là cá có dầu.
Cấu trúc bộ xương được quyết định bởi yếu tố di truyền, chúng ta không thể thay đổi yếu tố này được. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố tham gia vào sự phát triển của bộ xương mà chúng ta có thể thay đổi được như là chế độ ăn uống và vận động phù hợp sẽ thúc đẩy xương phát triển tốt hơn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: nutrition.org.uk