Sau sinh: Theo dõi chảy máu và xuất tiết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phạm Thị Mai Nhung - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Mọi phụ nữ đều bị chảy máu sau sinh do cơ thể trục xuất dịch xuất tiết, chất nhầy và mô tử cung ra khỏi cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin mà bạn cần biết về việc hiện tượng xuất tiết sau sinh cũng như các dấu hiệu bình thường và bất thường của hiện tượng này.

1. Chảy máu sau sinh có phải là bình thường?

Đúng. Tất cả phụ nữ sẽ phải mất một số máu trong và sau khi sinh. Trong vài ngày sau khi bạn sinh con, bạn sẽ ra máu âm đạo khá là nhiều. Nhưng bạn hãy yên tâm, vì lượng máu trong cơ thể bạn tăng khoảng 50% khi mang thai, do đó cơ thể bạn đã chuẩn bị tốt cho việc mất máu bình thường này.

Nguyên nhân là khi nhau thai tách ra khỏi tử cung, để lộ ra các mạch máu mở ở khu vực mà nhau thai bám vào tử cung và máu sẽ tuôn ra từ những mạch máu này chảy máu vào tử cung. Sau khi nhau thai được đưa ra, tử cung tiếp tục co lại để giúp đóng lại những mạch máu đang chảy đó và làm giảm đáng kể lượng máu chảy ra. Nếu bạn bị cắt tầng sinh môn hoặc rách tầng sinh trong khi sinh, bạn cũng có thể bị chảy máu từ vị trí đó cho đến khi nó được khâu lại.

Nhân viên Y tế có thể xoa bóp tử cung của bạn và tiêm cho bạn oxytocin tổng hợp (Pitocin) để giúp tử cung co lại nhanh hơn. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp cơ thể bạn giải phóng oxytocin tự nhiên, cũng có tác dụng giúp tử cung co lại.

Đôi khi, tử cung không co bóp tốt sau khi sinh, dẫn đến mất máu quá nhiều nên được gọi là băng huyết sau sinh (postpartum hemorrhage).


Tử cung co bóp không tốt dễ dẫn đến hiện tượng rong máu sau sinh
Tử cung co bóp không tốt dễ dẫn đến hiện tượng rong máu sau sinh

2. Chảy máu sau sinh là gì?

Chảy máu sau sinh (tên tiếng Anh là Lochia) là hiện tượng xuất tiết sau sinh ở đường âm đạo trong thời kỳ hậu sản. (Thuật ngữ này xuất phát từ một từ Hy Lạp có nghĩa là "liên quan đến sinh nở."). Dịch xuất tiết này bao gồm máu, mô chảy ra từ niêm mạc tử cung và vi khuẩn.

Trong vài ngày đầu sau khi sinh, dịch xuất tiết sau sinh có chứa một lượng máu khá lớn, vì vậy nó sẽ có màu đỏ tươi và trông giống như hành kinh nặng. Triệu chứng này có thể chảy ra xen kẽ trong những lần xuất tiết ít hơn và đều hơn. Nếu bạn đã nằm một lúc và máu đã tích tụ trong âm đạo, bạn có thể thấy một số cục máu nhỏ khi bạn thức dậy.

Nếu dịch xuất tiết này càng ngày càng ít hơn và sáng màu hơn thì đây là dấu hiệu tốt. Khoảng hai đến bốn ngày sau khi bạn sinh con, dịch xuất tiết sẽ có nhiều nước và màu hồng nhạt dần. Đến khoảng mười ngày sau khi sinh, chỉ có một lượng nhỏ dịch trắng hoặc vàng trắng. Tại thời điểm này, thành phần trong dịch xuất tiết chủ yếu là các tế bào bạch cầu và các tế bào từ niêm mạc tử cung.

Xuất tiết sau sinh sẽ giảm dần trước khi nó dừng lại trong hai đến bốn tuần nữa, mặc dù một số ít phụ nữ có thể vẫn có có những vết loang lổ hoặc đốm không liên tục trong vài tuần nữa.

Nếu bạn đã bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin ("minipill") hoặc tiêm ngừa thai (Depo-Provera), bạn có khả năng bị đốm trong một tháng trở lên và điều đó hoàn toàn bình thường.


Tiêm ngừa thai có thể khiến xuất tiết kéo dài trên một tháng
Tiêm ngừa thai có thể khiến xuất tiết kéo dài trên một tháng

3. Chăm sóc tình trạng xuất tiết sau sinh như thế nào?

Ban đầu, sử dụng tã dành cho người lớn tại bệnh viện. Sau khi bạn về nhà, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hoặc tã dành cho người lớn tuỳ thuộc vào tình trạng xuất tiết của bạn.

Không sử dụng tampon trong ít nhất sáu tuần sau sinh, bởi vì những sản phẩm này có nhiều khả năng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng trong âm đạo và tử cung đang trong quá trình hồi phục.

Bạn nên đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi bạn không cảm thấy muốn đi tiểu. Trong vài ngày đầu sau khi bạn sinh con, bàng quang của bạn có thể ít nhạy cảm hơn so với bình thường, do đó bạn có thể không cảm thấy mót đi tiểu ngay cả khi bàng quang của bạn khá đầy nước tiểu rồi. Ngoài việc gây ra các vấn đề về tiết niệu, bàng quang có nhiều nước tiểu sẽ khiến tử cung của bạn khó co bóp hơn và dẫn đến chảy máu nhiều hơn.

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn làm việc quá nhiều, bạn có thể bị chảy máu lâu hơn hoặc bắt đầu chảy máu trở lại sau khi dịch xuất tiết của bạn đã trong hơn hoặc biến mất.

4. Dấu hiệu nhận biết chảy máu quá nhiều

Nếu bạn có đốm đỏ xuất hiện trở lại sau khi dịch xuất tiết sau sinh đã trong hơn, thì đó có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải chú ý. Gọi cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu chảy máu ngày càng nặng hoặc:

  • Dịch xuất tiết vẫn có màu đỏ tươi bốn ngày sau khi sinh em bé.
  • Dịch xuất tiết có mùi hôi hoặc bạn bị sốt hoặc ớn lạnh, thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh.
  • Bạn bị chảy máu nặng bất thường với triệu chứng như ướt cả băng vệ sinh chỉ trong một giờ hoặc có cục máu đông lớn hơn quả trứng gà, thì đây là dấu hiệu của xuất huyết muộn sau sinh và bạn cần đến cơ sở Y tế ngay lập tức.

Khi thấy chảy máu quá nhiều nên gọi cho hộ sinh hoặc bác sĩ để cấp cứu kịp thời
Khi thấy chảy máu quá nhiều nên gọi cho hộ sinh hoặc bác sĩ để cấp cứu kịp thời

Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt cho thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe