Sàng lọc bệnh ung thư đại tràng

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nội ung bướu - Khoa Nội ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hiện nay trong tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhận thức về sức khỏe của người Việt Nam tăng lên rõ rệt thì ngày càng có nhiều người đến các trung tâm y tế để phát hiện sớm bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng – một bệnh lý hay gặp. Câu hỏi: “Làm thế nào để nhận biết sớm căn bệnh này?” Được nhiều người đến khám đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ khái quát một số xét nghiệm để đáp ứng phần nào những thắc mắc trên.

1. Ung thư đại tràng: Nguyên nhân hình thành bệnh

Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý do các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của đại tràng hoặc trực tràng.

Đại tràng và trực tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Đây là hệ thống tiêu hóa xử lý và loại bỏ các chất dinh dưỡng ( vitamin, khoáng chất, carbohydrate, chất béo, protein và nước) từ thực phẩm và đưa chất thải ra khỏi cơ thể.

Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai do ung thư các loại.

Ở những người trưởng thành dưới 55 tuổi, có một sự gia tăng về số ca mắc mới và tử vong do ung thư đại trực tràng trong những năm gần đây. Ung thư đại trực tràng được tìm thấy thường xuyên hơn ở nam giới so với phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng:

  • Tuổi tác: Trên 60 tuổi, có gia tăng về tỷ lệ mắc
  • Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị ung thư đại trực tràng
  • Tiền sử cá nhân: Có bệnh lý viêm đại tràng mạn tính hay rối loạn đại tiện...
  • Rượu, hút thuốc lá, béo phì có tỷ lệ mắc cao hơn

Ung thư đại tràng gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe nói chung
Ung thư đại tràng gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe nói chung

2. Phương pháp sàng lọc là gì?

Sàng lọc là phát hiện ung thư trước khi một người có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này có thể giúp tìm ra ung thư ở giai đoạn đầu. Khi ung thư được phát hiện sớm, nó có thể dễ điều trị hơn. Vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện, ung thư có thể đã bắt đầu lan rộng. Các bác sĩ khuyên những người có khả năng mắc nên sàng lọc ung thư, nên sử dụng xét nghiệm sàng lọc nào và tần suất các xét nghiệm nên được thực hiện. Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc là bất thường, có thể cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm để tìm hiểu xem có bị ung thư hay không (được gọi là xét nghiệm chẩn đoán).

Năm loại xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc ung thư đại trực tràng:

2.1 Xét nghiệm máu trong phân

Xét nghiệm máu trong phân (FOBT - Fecal occult blood test) là một thử nghiệm để kiểm tra phân (chất thải rắn) có máu hay không (chúng chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi). . . Máu trong phân có thể là dấu hiệu của polyp, ung thư hoặc các tình trạng khác.

Có hai loại FOBT:

  • Guaiac FOBT: Thử mẫu phân trên thẻ đặc biệt (được kiểm tra bằng hóa chất) . Nếu có máu trong phân, thẻ đặc biệt đổi màu.
  • FOBT miễn dịch: Đó là một chất lỏng được thêm vào mẫu phân. Hỗn hợp này được đưa vào máy có chứa các kháng thể có thể phát hiện máu trong phân. Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm miễn dịch hóa phân (immunochemical test) hoặc FIT.

Xét nghiệm máu trong phân nhằm kiểm tra chất thải rắn của người bệnh
Xét nghiệm máu trong phân nhằm kiểm tra chất thải rắn của người bệnh

2.2 Soi đại tràng sigma

Soi đại tràng sigma là một thủ thuật để xem xét bên trong trực tràng và đại tràng sigma phát hiện: polyp, tổn thương bất thường hoặc khối u. Một ống soi có gắn camera được đưa qua trực tràng vào đại tràng sigma quan sát. Nó có công cụ để loại bỏ các polyp hoặc sinh thiết mẫu mô, sau đó các mẫu mô này được kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào ung thư.

2.3 Nội soi đại tràng

Một ống nội soi được đưa qua hậu môn vào trực tràng và vào toàn bộ đại tràng để phát hiện các tổn thương bất thường.

>>> Quy trình và lưu ý khi nội soi đại tràng

2.4 Nội soi ảo

Nội soi ảo là một xét nghiệm sử dụng tia X để chụp, tạo ra một loạt các hình ảnh của đại tràng. Máy tính sẽ tái tạo các hình ảnh để tạo ra hình ảnh chi tiết có thể hiển thị polyp và các bất thường ở bên trong của đại tràng. Xét nghiệm này còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính hoặc CT. Ngoài ra bệnh nhân có thể uống một chất cản quang bao phủ phân, thay vì sử dụng thuốc nhuận tràng , khi chụp có thể cho thấy polyp rõ ràng.

2.5 Xét nghiệm phân DNA

Xét nghiệm này kiểm tra DNA trong các tế bào cho những thay đổi di truyền có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.


Xét nghiệm phân DNA giúp nhận biết dấu hiệu của ung thư đại trực tràng
Xét nghiệm phân DNA giúp nhận biết dấu hiệu của ung thư đại trực tràng

3. Thăm khám trực tràng

Có thể được thực hiện như một công việc của kiểm tra sức khỏe thông thường. Bác sĩ đưa một ngón tay bôi trơn vào phần dưới của trực tràng có thể phát hiện những bất thường của trực tràng.

4. Rủi ro sàng lọc ung thư đại trực tràng

  • Kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể xảy ra

Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể xuất hiện bình thường mặc dù có ung thư đại trực tràng. Một người nhận được kết quả xét nghiệm âm tính giả (một kết quả cho thấy không có ung thư khi thực sự có) có thể trì hoãn tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay cả khi có các triệu chứng.

  • Kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể xảy ra

Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể có bất thường mặc dù không có ung thư. Một kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể gây ra sự lo lắng và thường phải làm các xét nghiệm phức tạp hơn.

Tại bệnh viện ĐKQT Vinmec với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư đại trực tràng, có sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị như: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, Chụp X quang tuyến vú, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào,... giúp phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe