Rung nhĩ đơn độc là một trong những bệnh tim rất phổ biến, trong đó người bệnh có nhịp tim không đều,thường là nhanh, thông thường nguyên nhân chủ yếu là do suy tim, tình trạng này hay gặp ở người lớn tuổi.
1. Rung nhĩ đơn độc là gì?
Đây là một dạng bệnh rung nhĩ. Nguyên nhân thường là do bệnh tim và phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, một số người trẻ tuổi không có dấu hiệu bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác cũng mắc phải. Thông thường, người được chẩn đoán mắc bệnh này có thể có vấn đề về tim nhưng chưa được phát hiện.
2. Nguyên nhân gây rung nhĩ đơn độc
Bệnh rung nhĩ đơn độc là kết quả của sự trộn lẫn các tín hiệu điện trong tim người bệnh. Thông thường, những tín hiệu này truyền qua hai buồng trên (tâm nhĩ) và hai buồng dưới (tâm thất) của tim một cách trơn tru. Khi mắc bệnh, các tín hiệu ở buồng trên của tim không đồng bộ với tín hiệu ở buồng dưới, làm cho tim người bệnh run lên và đập quá nhanh.
Có bốn loại khác nhau bao gồm:
- Kịch phát: Các cơn rung nhĩ xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn và thường dừng lại sau 24 đến 48 giờ mà không cần điều trị.
- Rung nhĩ tồn tại trong thời gian ngắn: Nhịp tim không đều kéo dài một tuần hoặc hơn và không tự trở lại bình thường.
- Rung nhĩ kéo dài: Các triệu chứng không đổi và kéo dài hơn một năm.
- Vĩnh viễn (hoặc rung nhĩ mạn tính): Nhịp tim không trở lại bình thường, ngay cả khi điều trị. Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để kiểm soát nhịp tim.
3. Dấu hiệu của rung nhĩ đơn độc
Bệnh này không phải lúc nào cũng tạo ra các triệu chứng. Người bệnh có thể không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi bác sĩ phát hiện trong một cuộc khám định kỳ. Nếu người bệnh có các triệu chứng sau, họ có thể mắc bệnh:
- Nhịp tim nhanh, không đều
- Cảm giác rung động hoặc đập mạnh ở ngực
- Chóng mặt
- Mệt mỏi chung
- Mệt mỏi khi tập thể dục
- Yếu đuối
- Cảm thấy kiệt sức
- Hụt hơi
- Lo lắng
- Lú lẫn
- Đổ mồ hôi
Ở một số người, rung nhĩ đơn độc có thể gây ra cảm giác nặng nề hoặc đau ngực, điều này cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Nếu cảm thấy áp lực hoặc đau ở ngực, bệnh nhân nên gọi cấp cứu.
4. Chẩn đoán
Nếu người bệnh có các triệu chứng hoặc bác sĩ nghe thấy nhịp tim không đều, họ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra bệnh tim. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm này sử dụng các cảm biến để ghi lại các tín hiệu điện khi chúng truyền qua tim của người bệnh.
- Holter điện tâm đồ: Người bệnh mang theo những thiết bị ghi lại nhịp tim trong 24 giờ hoặc hơn
- Siêu âm tim: Thử nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chuyển động của trái tim.
- Điện tim gắng sức: Bác sĩ đo nhịp tim khi người bệnh đi bộ hoặc chạy trên máy chạy bộ.
- Chụp X-quang ngực và xét nghiệm máu: Những xét nghiệm này giúp loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng. Nếu người bệnh không có vấn đề tim, họ có thể mắc rung nhĩ đơn độc.
5. Rủi ro khi mắc bệnh
Đối với những người mắc bệnh không có bệnh tim và không có các yếu tố nguy cơ như tuổi già, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh tim. Những yếu tố có thể gia tăng khả năng mắc bệnh gồm:
- Sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích.
- Tham gia các môn thể thao sức bền như siêu marathon hoặc ba môn phối hợp.
- Căng thẳng nghiêm trọng.
6. Điều trị rung nhĩ đơn độc
Cách thông thường để điều trị là sử dụng thuốc kiểm soát nhịp tim của người bệnh. Trong trường hợp không thành công, lựa chọn tiếp theo thường là quá trình đốt điện tim qua ống thông. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống dài và mảnh (gọi là ống thông) qua các mạch máu đến tim. Sử dụng nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ cao truyền qua ống thông sẽ phá hủy mô gây ra nhịp tim không đều.
Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp hiệu quả đối với tất cả mọi người. Thay đổi lối sống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị. Nếu cần thiết, hãy giảm cân, ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu và thường xuyên hoạt động vận động cường độ thấp. Nếu nghi ngờ rằng các triệu chứng của mình có thể liên quan đến việc tập luyện thể chất cường độ cao, hãy giảm thiểu trong vài tháng.
Miễn là bệnh nhân không mắc bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác, rung nhĩ đơn độc thường không gây ra các vấn đề lâu dài. Tuy nhiên, nó có thể tái phát sau này, vì vậy quan trọng là thường xuyên thăm bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.
7. Bệnh rung nhĩ đơn độc xuất hiện ở độ tuổi nào?
Bệnh này sẽ phổ biến ở những người dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, người lớn trên 60 tuổi cũng có thể bị chẩn đoán với rung nhĩ bình thường vì rủi ro mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi.
8. Bệnh có nguy hiểm không?
Rung nhĩ đơn độc là một yếu tố nguy cơ đối với đột quỵ, đây là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng.
Theo một nghiên cứu năm 2022, những người mắc AFib đơn độc có khả năng cao không xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu ý rằng điều này tập trung chủ yếu vào những người đã được chẩn đoán và điều trị. Nguy cơ biến chứng có thể tăng cao hơn ở những người mắc bệnh không được điều trị.
9. Bệnh có thể hoàn toàn biến mất không?
Tương tự như bất kỳ dạng rung nhĩ nào khác, bệnh có thể xuất hiện và biến mất. Các chuyên gia y tế có thể đề xuất các phương pháp điều trị, như liệu pháp kiểm soát nhịp tim để ngăn chặn sự tái phát.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.