Ăn rau sắn có tốt không?

Sắn được biết đến như một loại rau trong thành phần chính của nhiều chế độ ăn kiêng trên toàn thế giới. Thành phần dinh dưỡng của sắn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, nhưng nếu chế biến không đúng cách có thể gặp tác dụng phụ do sắn gây nên.

1. Tìm hiểu về rau sắn

Sắn hay rau sắn là một loại rau ăn củ. Củ sắn là phần dưới đất của cây bụi sắn, có tên Latinh là Manihot esculenta. Giống như khoai tây và khoai lang, củ sắn cũng là nguồn cung cấp calo và carbs chính cho còn người.

Vậy, lá sắn có ăn được không? Những người sống dọc theo bờ sông Amazon ở Nam Mỹ đã trồng và tiêu thụ sắn hàng trăm năm trước khi Christopher Columbus lần đầu tiên đến đó.

Ngày nay, hơn 80 quốc gia trên khắp vùng nhiệt đới trồng sắn, và nó là thành phần chính trong chế độ ăn của hơn 800 triệu người trên thế giới. Sắn được ưa chuộng vì đây là một loại cây trồng cứng cáp, chịu được hạn và không cần nhiều phân bón, mặc dù cây rất dễ bị bệnh do vi khuẩn và virus.

Ngoài ra, củ sắn cũng đến biết đến như một nguyên liệu thô, sử dụng trong sản xuất bột sắn và những sản phẩm tương tự bột sắn.

Những người có tình trạng dễ bị dị ứng thực phẩm thường có lợi khi sử dụng sắn trong chế biến thức ăn hàng ngày, vì thành phần dinh dưỡng của sắn không chứa gluten.


Sắn được biết đến như một loại rau trong thành phần chính của nhiều chế độ ăn kiêng
Sắn được biết đến như một loại rau trong thành phần chính của nhiều chế độ ăn kiêng

2. Rau sắn dùng để làm gì?

Nhiều người thắc mắc ăn rau sắn có tốt không? Sắn là một nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào, giá cả phải chăng. Nó có thể cung cấp nhiều calo hơn trên mỗi mẫu của cây trồng so với các loại ngũ cốc khác, điều này làm cho sắn trở thành một loại cây trồng rất hữu ích ở các nước đang phát triển.

Mọi người chế biến và ăn sắn theo nhiều cách khác nhau ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, trong đó có các cách chế biến như: nướng và luộc là những phương pháp phổ biến nhất. Ở một số nơi, sắn thường được nên men trước khi sử dụng.

Điều cần thiết là phải gọt vỏ sắn và không bao giờ ăn sống. Sắn chứa hàm lượng xyanua nguy hiểm trừ khi được nấu chín kỹ trước khi ăn. Những món ăn mà bạn có thể làm từ sắn bao gồm:

  • Bánh mì, chỉ có thể chứa bột sắn hoặc cả sắn và bột mì
  • Khoai tây chiên
  • Sắn nghiền
  • Sắn lát
  • Bánh sắn ngâm nước cốt dừa
  • Bánh sắn
  • Khoai mì cốt dừa

Ngoài việc ăn sắn, người ta còn dùng sắn để làm một số loại thực phẩm được chế biến từ sắn như:

  • Làm bột sắn dây, một món ăn tráng miệng thông thường
  • Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ bột mì, mà mọi người có thể sử dụng để làm bánh mì không chứa gluten
  • Cho động vật ăn...

Các nhà khoa học cuối cùng tìm thấy nguyên liệu có thể thay thế siro ngô có hàm lượng fructose cao bằng tinh bột sắn. Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng rằng sắn có thể là một nguồn cồn mà các nhà sản xuất sử dụng để sản xuất polystyren, PVC và các sản phẩm công nghiệp khác.


Bột sắn dây được dùng nhiều trong các món tráng miệng
Bột sắn dây được dùng nhiều trong các món tráng miệng

3. Lợi ích và thành phần dinh dưỡng của sắn

Sắn là một loại rau giàu calo, chứa nhiều carbohydrate, các vitamin và khoáng chất quan trọng. Sắn cũng cung cấp vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin. Lá sắn cũng có thể ăn được nếu bạn nấu chín hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, có thể chứa tới 25% protein. Tuy nhiên, sắn vốn kho·được đánh giá là không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như nhiều loại rau, củ khác.

Sắn là một nguồn tinh bột kháng, mà các nhà khoa học cho rằng có thể tăng cường sức khỏe đường ruột của một người bằng cách giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nguồn tinh bột kháng trong sắn khá phong phú đồng thời đặc tính của chúng tương tự như chất xơ hoà tan. Tiêu thụ thực phẩm sắn có nhiều tinh bột kháng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trước hết, tinh bột kháng sẽ cung cấp vi khuẩn có lợi cho hệ ruột của cơ thể, đồng thời giúp làm giảm viêm và tăng cường sức khoẻ tiêu hoá. Hơn nữa, tinh bột kháng cũng có khả năng giúp trao đổi chất tốt hơn, giảm nguy cơ béo phìđái tháo đường loại 2.

Thành phần dinh dưỡng của một bát sắn sống thường được đánh giá như sau:

  • Calo: 330 kcal
  • Chất đạm: 2,8 gam
  • Carbohydrate: 78,4 gam
  • Chất xơ: 3,7 gam
  • Canxi: 33,0 mg
  • Magie: 43,0 mg
  • Kali: 558,0 mg
  • Vitamin C: 42,4 mg
  • Thiamine, riboflavin và niacin

Sắn chỉ chứa một lượng nhỏ protein và chất béo. Do đó, những người sử dụng sắn làm lương thực chính trong chế độ ăn uống có thể cần ăn thêm protein hoặc bổ sung protein để tránh bị suy dinh dưỡng.

4. Sắn có độc không?

Chúng ta không nên ăn sắn sống vì chứa các dạng xyanua tự nhiên, rất độc khi ăn vào. Tuy nhiên nếu khi được ngâm và nấu chín thì hợp chất này trở nên vô hại với sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, việc chúng ta ăn sắn sống hoặc chế biến sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngay cả ở những nơi mà sắn là một phần nổi tiếng của chế độ ăn kiêng, các báo cáo đã xác định một số mối nguy hiểm khi ăn sắn và hấp thụ quá nhiều xyanua hoạt tính, bao gồm:

  • Chân bị liệt ở trẻ em
  • Hàm lượng iốt thấp
  • Tăng nguy cơ bướu cổ

Sắn sống hoặc chế biến sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng
Sắn sống hoặc chế biến sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng

Không chỉ chứa xyanua tự nhiên, sắn cũng có thể hấp thụ các chất ô nhiễm từ khu vực mà cây được trồng như ở gần nhà máy, đường giao thông. Khi chúng ta ăn sắn những chất này có thể hấp thụ và truyền sang người bao gồm:

  • Nguyên tố kim loại vi lượng
  • Thuốc trừ sâu hoặc diệt cỏ

Do có hàm lượng xyanua nên người ta phải nấu sắn rất cẩn thận. Trước tiên là gọt vỏ củ sắn và cắt lát. Sau đó luộc, nướng hoặc chiên cho đến khi chín mềm. Nước nấu sắn bạn cần bỏ đi và không nên ăn.

5. Chế biến sắn có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng

Chế biến bằng cách gọi vỏ, cắt nhỏ, nấu chín sẽ làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng mà sắn mang lại. Điều này có thể giải thích là do nhiều vitamin tan trong nước và khoáng chất bị mất đi trong quá trình chế biến, cũng như hầu hết chất xơ và tinh bột kháng. Do đó, sắn đã qua chế biến có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sắn tươi.

Chẳng hạn như 28 gam bột sắn viên chỉ cung cấp một lượng nhỏ khoáng chất còn lại chủ yếu là calo. Hoặc luộc sắn là một phương pháp nấu được chứng minh có khả năng giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với vitamin C thì lại không hiệu quả, bởi chúng khá nhạy cảm với nhiệt độ và sự bốc hơi nước.

Ngoài ăn trực tiếp, hiện nay còn có các sản phẩm chế biến từ sắn như: bột sắn dây và bột sắn, an toàn để sử dụng mà không cần nấu trước. Sắn là một loại thực phẩm đa năng, có hương vị và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng quan trọng, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Sắn tương tự như các loại khoai, có thể dùng tinh bột sắn để làm bánh nướng không chứa gluten. Miễn là cẩn trọng khi chế biến, sắn có thể là một chất bổ sung có lợi cho chế độ ăn uống. Các nhà khoa học hiện đang lập bản đồ cấu trúc gen của sắn. Họ hy vọng có thể sử dụng những thông tin này để lai tạo ra những cây sắn cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, đưa ra thị trường dễ dàng hơn và có khả năng kháng bệnh tốt hơn.

Khi đã hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong sắn cũng như cách chế biến sắn sao cho an toàn, bạn có thể thêm sắn vào chế độ ăn hàng ngày hoặc chế biến sắn theo nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với sở thích cá nhân và thành viên trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com - medicalnewstoday.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe