Ung thư đường tiết niệu là ung thư tế bào chuyển tiếp chủ yếu ở đài bể thận và niệu quản. Bệnh có thể được điều trị hiệu quả khi được phát hiện sớm và chưa qua giai đoạn di căn. Phương pháp điều trị tối ưu nhất được lựa chọn hiện nay là phẫu thuật nội soi cắt thận niệu quản.
1. Ung thư đường tiết niệu
Ung thư đường tiết niệu là sự phát triển tế bào nhanh chóng và bất thường ảnh hưởng đến các cơ quan cũng như cấu trúc của hệ tiết niệu nam, nữ, hệ thống sinh sản nam.
Một số loại ung thư đường tiết niệu được đặt theo theo cấu trúc hay vị trí mà nó gây ảnh hưởng:
- Ung thư bàng quang: Đây là loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào ở tuyến bàng quang tiết niệu, bọng bong bóng tích trữ nước tiểu để bài tiết.
- Ung thư thận: Loại ung thư này hình thành trong các ống nhỏ để làm sạch máu của thận. Ung thư xương chậu là một dạng hiếm gặp của căn bệnh này. Nó xảy ra ở một phần của thận kết nối với bàng quang.
- Ung thư tinh hoàn: Đây là loại ung thư được hình thành trong tinh hoàn và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tất cả các bệnh ung thư ở nam giới.
- Ung thư dương vật: Ung thư này ảnh hưởng đến dương vật-là cơ quan sinh sản nam cũng như là một phần của hệ thống nội tiết. Loại ung thư này cực kỳ hiếm xảy ra.
- Ung thư niệu đạo: Nó xảy ra ở niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo đi qua dương vật, nên khả năng xảy ra bệnh ung thư này ở nam giới sẽ phổ biến hơn ở nữ giới.
Điều trị ung thư nói chung và ung thư đường tiết niệu nói riêng cần được phát hiện sớm trước khi di căn để có kết quả điều trị là tốt nhất. Ngày nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ ngoại khoa. Nguyên tắc điều trị ung thư đường tiết niệu là sẽ lấy đi toàn bộ thận và niệu quản.
2. Phẫu thuật nội soi cắt thận và niệu quản do u đường bài xuất
Để thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để đưa ra chỉ định tiến hành. Các loại ung thư đường tiết niệu được sử dụng phương pháp nội soi để điều trị như: ung thư đường tiết niệu một bên (độ xâm lấn chưa sâu), ung thư tế bào chuyển tiếp ở đài bể thận,...
Trước mỗi cuộc phẫu thuật, ngoài việc chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ, phòng mổ, phẫu thuật viên, thì việc chuẩn bị các biên bản vô cùng quan trọng. Nó bao gồm: biên bản hội chẩn, biên bản duyệt mổ, biên khán tiền khẩu, tiền mê và biên bản cam đoan của người nhà bệnh nhân.
2.1. Quy trình phẫu thuật nội soi cắt thận và niệu quản
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, sonde niệu đạo cũng được đặt trước khi mổ. Tư thế của bệnh nhân cũng được điều chỉnh phù hợp cho quá trình phẫu thuật. Và xác định vị trí đặt trocar.
Quá trình phẫu thuật nội soi cắt thận và niệu quản có hai thì:
- Thì thứ nhất: Phẫu thuật nội soi cắt niệu quản. Tư thế của bệnh nhân là thư thế sản khoa. Dụng cụ sẽ được đặt qua niệu đạo và đi vào bàng quang, sau đó khoét niệu đạo quản từ lỗ niệu quản dọc theo hướng của bên niệu quản có u. Sau đó chuyển bệnh nhân sang tư thế ở thì hai.
- Thì thứ hai: Phẫu thuật nội soi cắt thận và niệu quản qua đường phúc mạc. Bệnh nhân được nằm nghiêng 45 độ, trocar đầu tiên được đặt ngay ở mép bên trái của rốn (bơm hơi soi để kiểm tra). Hai trocar khác được đặt dưới camera theo bờ sườn bên trái. Tiếp đến phẫu thuật viên sẽ giải phóng hoàn toàn niệu quản (bao gồm đoạn niệu quản sát thành bàng quang). Đồng thời, giải phóng cả tĩnh mạch sinh dục cho đến chỗ đổ vào thận. Tĩnh mạch thắt lưng, tĩnh mạch thượng thận được phẫu tích riêng. Tiếp tục, phẫu tích động mạch thận. Giải phóng toàn bộ thận bao gồm cả thận, lớp mỡ quanh thận và tuyến thượng thận. Khối bệnh phẩm này được đưa ra ngoài bằng túi qua đường nối hai trocar. Sau đó, đặt dẫn lưu ổ mổ, đóng bụng và sonde tiểu được lưu trong 24 giờ.
Tương tự như quá trình cắt thận, kỹ thuật viên tiếp tục phẫu thuật cắt niệu quản. Giải phóng hoàn toàn niệu quản bao gồm cả niệu quản sát thành bàng quang, giải phóng đoạn niệu quản bể thận rồi giải phóng tĩnh mạch thận cũng như động mạch thận. Phẫu tích động mạch thận và tĩnh mạch thận.
2.2. Theo dõi sau quá trình phẫu thuật và xử trí tai biến
Sau phẫu thuật, chảy máu thứ phát do khâu cầm máu có thể xảy ra do khâu cầm máu không đủ hoặc do bong tổ chức cơ thể (trường hợp này hiếm gặp). Nếu tình trạng chảy máu có thể không kiểm soát được, thì cần phải thực hiện lại phẫu thuật để giúp quá trình cầm máu được cải thiện.
Hiện tượng rò nước tiểu tạm thời có thể là do vết khâu đường dẫn niệu chưa đảm bảo yêu cầu hoặc do bị bắt đường dẫn niệu. Chính những nguyên nhân đó làm cho nước tiểu chảy vào ổ mổ, có thể gây nhiễm trùng vết thương.
Ung thư đường tiết niệu là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên bệnh có thể được điều trị hiệu quả nếu như chưa qua giai đoạn di căn. Theo đó, phương pháp phẫu thuật nội soi cắt thận và niệu quản là phương pháp phẫu thuật tối ưu điều trị căn bệnh ung thư này. Để đạt kết quả điều trị bệnh cao nhất thì bệnh nhân nên chọn các địa chỉ uy tín để thực hiện phẫu thuật này, điều này không chỉ làm hạn chế tối đa nguy cơ có biến chứng mà còn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh lâu dài.