Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có trên 10 kinh nghiệm trong các lĩnh vực của Chẩn đoán hình ảnh.
Ung thư gan bị phù chân, chướng bụng, đi ngoài ra máu là những biểu hiện thường gặp cần được thăm khám và điều trị.
1. Ung thư gan bị phù chân
1.1. Dấu hiệu nhận biết
Ung thư gan là căn bệnh ung thư ác tính liên quan đến đường tiêu hóa. Gan của bệnh nhân bị tổn thương, không thể thực hiện vai trò chức năng thông thường của nó, dẫn tới những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.
Trong giai đoạn đầu của ung thư gan, người bệnh thường nhận thấy một số biểu hiện thoáng qua như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, sưng phù chân. Tuy nhiên, bệnh nhân thường cho rằng đó chỉ là những biểu hiện của suy nhược cơ thể, căng thẳng hay làm việc quá sức mà không nghĩ tới ung thư. Do đó, bệnh không được phát hiện, lại càng chuyển nặng thêm, khi đã ở vào giai đoạn cuối thì rất khó để chữa trị.
Ung thư gan bị phù chân là vì sự tích tụ các chất lỏng tại chân, gây ra do giảm áp lực thẩm thấu của máu. Có hai dạng phù nề thường gặp trong ung thư gan là phù mềm và phù cứng. Trong đó, phù mềm còn được gọi là phù dịch, bệnh nhân dùng tay ấn vào phần sưng, thấy bị lõm xuống và không đàn hồi trở lại. Phù mềm có thể khiến cho trọng lượng cơ thể bệnh nhân tăng lên hơn 2kg. Trong khi đó, phù cứng lại thường là liên quan đến tuyến giáp, người bệnh bị phù ở chân, dần dần kéo theo phù trên toàn cơ thể.
Một số triệu chứng khác báo hiệu bệnh diễn tiến nặng như thay đổi nội tiết tố, nổi mạch tại một số vùng trên cơ thể như mũi, ức, sườn, xuất huyết tiêu hóa, trĩ nội, trĩ ngoại...
1.2. Giải pháp cho bệnh nhân ung thư gan bị phù chân
Một số lưu ý dành cho bệnh nhân ung thư gan bị phù chân:
- Uống nước với lượng vừa đủ.
- Luyện tập các bài thể dục dành cho chân để thúc đẩy lưu thông máu.
- Kê cao chân khi ngủ.
- Hạn chế muối trong khẩu phần hàng ngày.
- Không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu.
- Tránh các loại đồ uống kích thích, đồ uống có cồn.
- Tránh sử dụng các loại thuốc gây tích nước trong cơ thể (tham khảo thêm ý kiến bác sĩ).
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
2. Ung thư gan bị chướng bụng, bụng to
Chướng bụng và bụng to thường là dấu hiệu của ung thư gan ở giai đoạn cuối. Ung thư gan khi đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân thường xuất hiện các khối u lan rộng đến nhiều cơ quan lớn và cả vùng bụng. Vì vậy, dễ thấy bụng của bệnh nhân bị phình to ra. Khối u gan lúc này đã chiếm diện tích lớn trong bụng, đồng thời gây tích tụ chất lỏng trong bụng, khiến cho bụng bệnh nhân to ra, cảm giác rất đau đớn.
Bên cạnh đó, đối với trẻ em, nếu nhận thấy hiện tượng chướng bụng thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám vì rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư gan. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khá hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số các ca ung thư ở trẻ em, nhưng với trẻ dưới 11 tuổi thường gặp phải dạng ung thư gan đa ổ, trẻ dưới 3 tuổi là bướu nguyên bào gan. Tình trạng này hoàn toàn có thể phẫu thuật được.
Những triệu chứng khác của ung thư gan trong giai đoạn cuối bao gồm: sút cân nhanh, mệt mỏi, đau tức ở vùng bụng phải, rối loạn tiêu hóa, vàng da, nước tiểu có màu vàng, khối u di căn, sốt nhẹ,... Một số trường hợp bệnh nhân bị sốt vì xuất huyết ổ bụng, gây ra do ung thư gan bị vỡ.
3. Lời khuyên trong điều trị ung thư gan
Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm và rất khó điều trị. Nếu ung thư đã đến giai đoạn cuối thì cơ hội sống rất thấp. Lúc đó, các tế bào ung thư ác tính đã di căn và lan lan đến mọi cơ quan. Trên thực tế, mục tiêu điều trị ung thư gan chỉ có thể làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp ích cho bệnh nhân trong việc điều trị ung thư gan:
- Chế độ ăn uống: Nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất... khi bệnh nhân đang trong liệu trình điều trị với các thuốc hóa trị toàn thân. Để đối phó với chứng chán ăn, buồn nôn, các món ăn nên đa dạng, hấp dẫn, thanh đạm, dễ nuốt, dễ hấp thu.
- Môi trường sống: Tránh để bệnh nhân tiếp xúc thường xuyên với môi trường bụi bẩn, nhiều hóa chất độc hại... Duy trì lối sống lành mạnh, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc,...
- Củng cố tinh thần: Bệnh nhân điều trị ung thư gần như bị suy sụp tinh thần. Do đó, vai trò của thân nhân là vô cùng quan trọng để tăng sự đồng cảm, giúp giải tỏa tâm lý, đem lại sự lạc quan cho bệnh nhân.
Bệnh ung thư gan khi đã phát triển đến giai đoạn muộn đối với người lớn thì thông thường sau khoảng 5 năm điều trị, chỉ còn 20% bệnh nhân sống sót. Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng bất thường liên quan đến gan, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để phát hiện kịp thời cũng như có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, nên thăm khám và sàng lọc ung thư gan định kỳ để sớm phát hiện những mầm mống đầu tiên của ung thư.
4. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan tại Vinmec
Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan của Bệnh viện Vinmec bao gồm: Sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ung thư gan; Phát hiện sớm bệnh lý ung thư gan để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.
Vinmec là địa chỉ uy tín hàng đầu trong sàng lọc ung thư gan với những ưu điểm như:
- Bệnh nhân được khám, tư vấn với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thuộc chuyên khoa Ung bướu.
- Hợp tác chuyên môn toàn diện với các bệnh viện trong nước và quốc tế: Singapore, Nhật, Mỹ,..
- Điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa từng người bệnh.
- Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào,...
- Có đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo bệnh ung thư: phẫu thuật, trị xạ, hóa chất, ghép Tế bào gốc...
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.