Phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ, nối ống gan chung - hỗng tràng

Phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ đã trở thành kỹ thuật thường quy trong điều trị nang ống mật chủ. Quy trình phẫu thuật này cho thấy được sự ưu việt và dần thay thế các phương pháp phẫu thuật trong ổ bụng nói chung và phẫu thuật điều trị nang ống mật chủ nói riêng. Ngoài ra, phương pháp này còn kết hợp thêm kỹ thuật khâu nối ống gan chung - hỗng tràng.

1. Nang ống mật chủ

Nang ống mật chủ là dị tật ống mật bẩm sinh vận chuyển từ gan đến túi mật và ruột non. Gan sản xuất mật để giúp tiêu hoá thức ăn. Khi bị u nang ống mật chủ có thể sẽ bị sưng ở ống, lúc này mật có thể bị giữ lại trong gan. Điều này sẽ gây ra các vấn đề về gan hoặc viêm tuỵ vì nó chặn ống chính từ tuyến tụy đến ruột.


Nang ống mật chủ khiến ống bị sưng và mật có thể bị giữ lại trong gan
Nang ống mật chủ khiến ống bị sưng và mật có thể bị giữ lại trong gan

Nang ống mật chủ do các ống mật vận chuyển mật từ gan qua tuyến tụy đến phần đầu tiên của ruột non (tá tràng). Các nhà nghiên cứu cho rằng, u nang ống mật chủ hình thành khi có sự bất thường ở giao điểm giữa ống mật và ống tụy. Kết nối bất thường này buộc nước chảy ngược vào ống mật và khiến u nang hình thành.

Nang ống mật chủ có thể hình thành trong một phần của ống mật bên trong gan hoặc bên ngoài gan. Có nhiều loại u nang mật chủ và chúng được phân loại dựa vào nơi chúng xuất hiện.

  • Loại 1. Nang ống mật chủ ngoài gan có dạng túi hoặc hình thoi. Loại này chiếm tới 90% tất cả u nang ống mật chủ.
  • Loại 2. Là các nang ống mật chủ dạng túi thừa bị cô lập nhô ra từ thành của ống mật chủ. Loại này, thông với ống mật chủ bởi ống nối hẹp.
  • Loại 3 (choledochocelle). Đây là nang ống mật chủ phát sinh từ phần thấp của ống mật chủ.
  • Loại 4. Nang trên cả hai ống mật chủ và ngoài gan.

Ở trẻ sơ sinh bị u nang ống mật chủ có thể có biểu hiện rõ rệt như: vàng da và phân acholic. Trẻ sơ sinh thường bị tắc nghẽn đường mật không liên tục hoặc các đợt viêm tụy tái phát với những đặc điểm như:

  • Tắc nghẽn đường mật: Có thể sờ thấy khối góc phần tư phía trên bên phải và có dấu hiệu vàng da
  • Biểu hiện ban đầu của viêm tụy. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho chẩn đoán bệnh bởi vì chỉ có các cơn đau bụng liên tục. Điều này là do nồng độ amylase và lipase tăng cao dẫn đến sai lệch trong chẩn đoán bệnh.
  • Ở người lớn, dấu hiệu điển hình khi bị u nang ống mật chủ là đau bụng, vàng da và sờ thấy khối cơ bụng trên bên phải. Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ được tìm thấy ở 10-20% những người bị bệnh. Vì vậy, cơn đau bụng ở người lớn cần được chẩn đoán có thể đau vùng thượng vị hoặc đau hạ sườn phải. Có thể kèm theo triệu chứng khác như viêm da hoặc viêm đường mật

Người lớn bị u nang ống mật chủ có biểu hiện vàng da
Người lớn bị u nang ống mật chủ có biểu hiện vàng da

2. Phẫu thuật nội soi nang ống mật chủ, nối ống gan chung-hỗng tràng

Phẫu thuật nội soi nang ống mật chủ là quy trình phẫu thuật cắt bỏ u nang ống mật chủ và lập lại lưu thông đường mật bằng kỹ thuật nối ống gan chung-hỗng tràng.

Quy trình phẫu thuật:

Trước phẫu thuật: Người bệnh sau khi được khám và chẩn đoán xác định nang ống mật chủ, thì bác sĩ cần giải thích để cho người bệnh biết được lợi ích của phẫu thuật nội soi cho cắt bỏ nang ống mật là vô cùng quan trọng. Đồng thời, đây là phương pháp có hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn được kiểm tra và xét nghiệm cần thiết phục vụ cho quá trình phẫu thuật như: xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm amylase máu và niệu, bilirubin máu, ...

Phẫu thuật: Người bệnh được gây mê nội khí quản. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt trocar. Tiếp đến bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của gan và nang ống mật chủ rồi giải phóng túi mật. Tuy nhiên, do kích thước nang to, bác sĩ có thể mở túi mật và bút bớt dịch. Sau đó lập lưu thông mật ruột theo kiểu Roux-en-Y với miệng nối ống gan chung-hỗng tràng.

Sau phẫu thuật: Kiểm tra toàn bộ ổ bụng.

Một số tai biến có thể gặp trong và sau phẫu thuật:

  • Chảy máu. Trường hợp này có thể xảy ra khi bóc tách để giải phóng nang ống mật chủ. Hoặc trong quá trình phẫu thuật làm tổn thương tĩnh mạch cửa. Xử trí tình huống này cần tìm nguyên nhân gây chảy máu đồng thời khâu cầm máu ngay hoặc khâu chỗ rách tĩnh mạch cửa.
  • Rò miệng nối. Sau khi phẫu thuật khoảng 4-5 ngày mà vẫn thấy mật chảy qua đường ống dẫn lưu dưới gan hoặc thấm qua băng của vết mổ thì cần phải nhờ nhân viên y tế can thiệp. Trường hợp này sẽ xử trí bằng cách quan sát lượng dịch rò qua dẫn lưu và bồi phụ nước-điện giải. Vết rò thường tự liền sau 10-15 ngày. Tuy nhiên, nếu miệng nối không liền lại thì cần phải phẫu thuật để làm lại miệng nối.
  • Viêm phúc mạc do bục miệng nối. Xử trí bệnh này theo điều trị viêm phúc mạc.
  • Viêm tuỵ cấp sau phẫu thuật. Xử trí bệnh theo điều trị viêm tụy cấp.

video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe