Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Đức - Bác sĩ Y học hạt nhân - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Sử dụng máy quét công nghệ cao phóng xạ (PET) có thể giúp bệnh nhân, phá hiện sớm một số loại ung thư tránh được các phẫu thuật không cần thiết. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới này mặc dù đắt tiền, nhưng nó có thể “thấy” ung thư tốt hơn nhiều so với chụp CT thông thường.
1. Chụp PET/CT để làm gì?
Chụp cắt lớp phóng xạ positron (PET) đã trở thành một phương pháp chẩn hình ảnh hạt nhân được chứng minh là đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán ung thư. Ban đầu, PET được áp dụng vào thần kinh học và tim mạch như một công cụ nghiên cứu có giá trị. Sau đó, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng PET cũng có thể là một công cụ mạnh mẽ trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Chương trình bảo hiểm sức khỏe Mỹ (Medicare) chấp thuận PET được chỉ định trong các trường hợp sau:
● Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ;
● Ung thư hạch;
● Hạch phổi đơn độc;
● Ung thư vú;
- U não;
● Ung thư tử cung;
● Ung thư phổi tế bào nhỏ;
● Khối u mô đệm đường tiêu hóa;
● Sarcoma;
● Ung thư biểu mô tế bào gan;
● Khối u không rõ nguyên nhân.
Chụp PET là một phương thức chẩn đoán phân tử, không những đòi hỏi hệ thống thiết bị đắt tiền máy PET/CT mà cần đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu.
Không giống nhưchụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy chi tiết giải phẫu, hình ảnh PET cho thấy chuyển hóa bên trong cơ thể. Chỉnh bởi điều này, PET cung cấp những lợi thế đáng kể so với phương thức hình ảnh giải phẫu.
Chụp CT đã là nền tảng của hình ảnh ung thư từ lâu, nhưng nó không có khả năng cho thấy sự khác biệt quan trọng trong sinh lý học. Trong khi PET có khả năng xác định hoạt động trao đổi chất của các mô nhưng lại cần sự hỗ trợ của thông tin giải phẫu với độ phân giải cao hơn mà nó không có.
CT chính là phương pháp chụp cắt lớp dễ nhất và có độ phân giải cao nhất để hiệu chỉnh, tích hợp vào hình ảnh PET. Sự kết hợp cả hai kỹ thuật này trong một thiết bị được gọi là PET/CT. Điều này cung cấp hai phương diện trên cùng một kết quả giúp chẩn đoán chính xác nhiều tổn thương.
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
2. PET Scan công nghệ cao có thể 'thấy' ung thư tốt hơn
Chụp PET/CT khác với chụp CT thông thường vì có khả năng phát hiện các tế bào ung thư nhỏ, siêu nhỏ lại khi mới hình thái hoặc còn sót lại sau khi điều trị. Có giá trị cao hơn hình ảnh giải phẫu để xác minh rằng một khối nghi ngờ có thực sự là ung thư hay không.
Nguyên lý của chụp PET như sau: các tế bào ung thư sẽ sử dụng lượng glucose lớn hơn các tế bào bình thường. Chính vì vậy chúng phát sáng hơn so với các tế bào bình thường. Do đó, trong khi CT có thể xác định khối lượng đáng ngờ dựa trên kích thước của chúng, thì PET có thể xác định khối lượng ung thư dựa trên chuyển hóa của chúng.
PET Scan công nghệ cao cung cấp thông tin phức tạp hơn về các khối u, phát hiện chúng bằng tốc độ tăng trưởng tế bào, cách đốt cháy năng lượng và sự hiện diện của một số thụ thể trên tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu từ viện Ung thư Peter MacCallum ở Đông Melbourne, Úc đã sử dụng PET để kiểm tra xem bệnh nhân ung thư phổi trong nghiên cứu của họ có đáp ứng với điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị hay không. Kết quả cho thấy PET tốt hơn CT trong việc đánh giá giai đoạn, cung cấp dữ liệu quan trọng để các bác sĩ lựa chọn Phương pháp điều trị đúng đăn, phù hợp nhất với căn bệnh họ đang mắc.
Các bác sĩ thường điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ bằng biện pháp phẫu thuật khi họ cho rằng có thể loại bỏ tất cả khối ung thư. Có nghĩa là họ không nghĩ rằng các tế bào ung thư đã lan rộng hoặc di căn ra ngoài phổi. Bởi nếu các tế bào ung thư đã di căn thì phẫu thuật không mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Trong một nghiên cứu khác từ các tác giả Hà Lan đã dùng kỹ thuật chụp PET để kiểm tra mức lan rộng của ung thư phổi trước khi bệnh nhân phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng PET để xác định xem có thể dự đoán bệnh nhân nào sẽ không được hưởng lợi từ phẫu thuật. Kết quả cho thấy PET giúp giảm thành công số ca phẫu thuật vô ích đối với ung thư phổi tới 50%.
PET Scan cũng giúp các nhà nghiên cứu và bác sĩ hiểu rõ hơn về cách ung thư phát triển. Điều này cho phép bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, cho dù đó là phẫu thuật, hóa trị hay các phương pháp mới hơn. Dựa vào hình ảnh PET Scan bác sĩ cũng có thể điều trị bệnh nhân ung thư bằng phẫu thuật theo cách xâm lấn tối thiểu và chính xác hơn.
Nguồn tham khảo: webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov, technologynetworks.com