Món ăn nhẹ vị mặn là sự lựa chọn của nhiều người để cung cấp thêm năng lượng giữa những giờ học tập và làm việc mệt mỏi. Vậy làm thế nào để có được món ăn vị mặn mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe?
1. Các loại quả
Quả hạch và các loạt quả khác như óc chó, hồ đào hay hạnh nhân là các loại quả có thể cho ra một bữa ăn nhẹ tuyệt vời. Chúng có chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng như chất béo, chất xơ, protein và các loại khoáng chất như magie. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm được chế biến từ các loại hạt này với nhiều hình thức khác nhau như tẩm thêm các loại hương liệu để cung cấp cho người dùng ở một hàm lượng natri nhất định.
2. Đậu nành Nhật (Edamame)
Những hạt đậu nành non này có mùi vị bơ nhẹ mang lại sự dễ chịu cho người dùng. Một phần ba cốc khẩu phần chỉ chứa khoảng 7 gam natri. Ngoài ra, Edamame còn chứa nhiều loại vitamin khác nhau, các loại khoáng chất và các hợp chất có khả năng bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Edamame có thể được bảo quản trong môi trường đông lạnh, do đó khi sử dụng có thể cho chúng vào hấp hoặc làm nóng bằng lò vi sóng rồi rắc lên đó một chút muối và các gia vị yêu thích của bạn.
3. Phô mai
Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng. Sự kết hợp giữa protein nạc và carbs giàu chất xơ giúp bạn có đủ năng lượng đã bị tiêu hao sau khoảng thời gian làm việc và có thể dự trữ năng lượng cho đến bữa ăn chính tiếp theo.
4. Các loại rau củ
Đây là lựa chọn không hề sai lầm khi các loại thực phẩm khác không phải là thứ mà bạn ưa thích để cho một bữa ăn nhẹ. Các loại rau củ tươi như cà rốt, cần tây, dưa leo sẽ là lựa chọn thích hợp và nên ngâm rửa chúng với nước sạch trước khi sử dụng. Ngoài ra nên gọt sạch vỏ và bỏ hạt đối với những quả dưa leo quá lớn. Bạn có thể trộn chung với một cốc sữa chua, nước ép từ nửa quả chanh, 1 thìa cà phê thì là khô và một tép tỏi băm nhỏ và cho vào tủ lạnh trong một giờ trước khi phục vụ.
5. Bắp rang bơ
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một phần bỏng ngô dùng trong xem phim có thể chứa hơn 1.000 calo và lên đến 2.650 miligam natri. Để có được bữa ăn nhẹ giàu chất xơ, ít calo và ít natri ngay tại nhà, bạn có thể tự chuẩn bị nguyên liệu gồm dầu và bơ thay vì hương liệu bột hoặc muối. Ngoài ra có thể thêm các loại gia vị khác như từ bột cà ri đến hỗn hợp bột thì là, ớt bột và ớt.
6. Các loại hạt giống
Có thể bạn đã từng lầm tưởng rằng những loại hạt có kích thước nhỏ không thể mang lại thành phần dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên đối với các loại hạt như bí ngô và hướng dương là một nguồn tài nguyên dinh dưỡng bao gồm axit béo omega-3, chất xơ, chất chống oxy hóa và những loại protein lành mạnh. Đây có thể là một sự lựa chọn tốt đối với những người bị dị ứng với đậu phộng hoặc các loại quả như hạnh nhân hoặc hạch. Nên lựa chọn các sản phẩm chế biến không tẩm muối hoặc tẩm với một lượng ít để cơ thể không phải tiêu thụ một lúc quá nhiều natri.
7. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên giòn chứa đầy vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống ung thư nên đây là món ăn vị mặn rất tốt cho cơ thể. Khi tự chế biến tại nhà, bạn hãy gọt sạch vỏ và cắt thành từng lát vừa ăn, sau đó đem trộn với dầu oliu và các loại gia vị có muối hay không muối tùy chọn. Đặt lên khay nướng và nướng trong môi trường nhiệt 300 độ trong 18 phút hoặc cho đến khi bánh giòn. Sau khi nguội nên bảo quản trong hộp kín để tránh cho khoai tây bị mềm sẽ làm mất vị ngon.
8. Pizza cỡ nhỏ
Một lát bánh pizza phô mai có thể có tới 730 miligam natri. Khi bạn muốn ăn pizza nhưng không muốn tiêu thụ quá nhiều, hãy phủ một chiếc bánh muffin hoặc bánh pita nguyên cám nướng bằng lúa mì Anh với 2 thìa nước sốt cà chua, 1/2 chén rau và 2 thìa phô mai mozzarella ít béo.
9. Đậu gà (Đậu Garbanzo)
Loại đậu này còn có tên gọi khác là Chickpeas. Đây là một món ăn nhẹ giòn và giàu chất xơ. Bạn có thể tự chuẩn bị cho mình một bữa ăn mặn nhẹ với loại đậu này bằng cách trộn 1 thìa dầu oliu và các loại gia vị mà bạn yêu thích như bột tỏi, hạt tiêu, thìa là, bột ớt hoặc bất kỳ hỗn hợp mặn yêu thích. Sau đó trải lên khay nướng có lót giấy bạc và nướng ở nhiệt độ 400 độ trong 20 phút.
10. Hỗn hợp nho khô và bơ đậu phộng
Một hỗn hợp gồm cần tây phết bơ đậu phộng và rắc lên ít nho khô sẽ chứa nhiều protein và chất xơ thích hợp cho một bữa ăn nhẹ để cung cấp cho cơ thể. Thời gian chuẩn bị cũng rất nhanh chóng và bạn cũng có thể tranh thủ thưởng thức trong khi di chuyển để tận dụng thời gian. Khi chọn bơ đừng quên đọc kỹ nhãn thành phần dinh dưỡng.
11. Khoai tây nướng
Khoai tây hầu như không chứa natri, trong khi đó lại chứa nhiều vitamin B, C và kali. Ngoài ra, đây cũng là một nguồn cung cấp folate và sắt dồi dào cho cơ thể. Cho một củ khoai tây nhỏ vào lò vi sóng và phủ lên trên với những sợi phô mai bào nhỏ đã giảm béo và sốt salsa để có một bữa ăn nhẹ thịnh soạn.
12. Trứng luộc
Khi cơn đói ập đến và làm bạn cảm thấy mệt mỏi thì một quả trứng luộc là một lựa chọn phù hợp vì thành phần dinh dưỡng cao và thời gian chuẩn bị tương đối nhanh.. Một quả trứng có thể chứa 6 gam protein để giúp bạn cảm thấy no. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D tốt cho sức khỏe của xương. Ngoài ra còn chứa lutein giúp tăng cường cho sức khỏe của đôi mắt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trứng có chứa nhiều cholesterol, do đó mỗi ngày không nên ăn nhiều hơn một quả. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc các bệnh tim mạch, hãy đặt mục tiêu không quá hai đến ba quả trứng mỗi tuần.
13. Khoai tây chiên và sốt salsa ít natri
Nếu bạn đang muốn thay đổi một chút hương vị món khoai tây chiên cho bữa ăn nhẹ của mình thì có thể chọn khoai tây ít natri hoặc khoai tây chiên tortilla nướng. Hoặc tìm bánh quy nguyên hạt không ướp muối kết hợp với salsa không chứa muối đường để thêm nhiều chất dinh dưỡng và hương vị.
Bạn có thể tham khảo những thực phẩm trên để thêm vào chế độ ăn trong ngày giúp thực đơn thêm phần phong phú và tốt cho sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo webmd.com