Những loại thực phẩm làm viêm khớp mà bệnh nhân cần biết

Những thực phẩm làm viêm khớp thường được chúng ta tiêu thụ rất nhiều mà không hề hay biết. Các loại thực phẩm này sẽ làm cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Qua bài viết này, bệnh nhân sẽ được cập nhật các thông tin cần biết về những loại thực phẩm cần tránh nếu đang mắc phải các bệnh xương khớp.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Đào Thị Trang - Bác sĩ Nội cơ xương khớp thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Mối quan hệ giữa chế độ ăn và viêm khớp

Một số thực phẩm và đồ uống (như thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ uống có đường) có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp hoặc làm cho các triệu chứng bệnh càng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, việc xây dựng một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của các bệnh xương khớp.  

Hiện nay có hơn 100 loại viêm khớp, phổ biến nhất là viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nếnbệnh gút. Các loại bệnh xương khớp phổ biến đều liên quan đến chế độ viêm.

Trên thực tế, những thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ khi bị viêm khớp đều sẽ ảnh hưởng đến triệu chứng và tình trạng sức khoẻ tổng thể. Chính vì thế, việc tìm hiểu những loại thực phẩm làm viêm khớp là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Thực phẩm làm tăng sưng và viêm khớp cần tránh

2.1 Thực phẩm làm viêm khớp chứa nhiều đường tinh luyện

Đường tinh luyện được tìm thấy trong kẹo, nước ngọt, kem và nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm cả nước sốt thịt nướng, nước sốt salad và sốt cà chua…

Theo nhiều nghiên cứu từ năm 2020, những bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều đường thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp. Bên cạnh đó việc sử dụng đồ uống có đường cũng gây ra tình trạng béo phì tăng áp lực chịu tải cho khớp, viêm nhiễm và nhiều tình trạng mãn tính khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng là nguyên nhân gia tăng tình trạng viêm khớp và các bệnh xương khớp.
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng là nguyên nhân gia tăng tình trạng viêm khớp và các bệnh xương khớp.

Thực phẩm và đồ uống có thể bổ sung nhiều đường vào chế độ ăn của một người bao gồm:

  • Bánh ngọt
  • Bánh quy
  • Mứt và các món ngọt khác
  • Bánh mì trắng
  • Nước ngọt
  • Nước hoa quả
  • Một số loại rượu, chẳng hạn như bia và rượu táo
  • Gia vị như sốt cà chua, gia vị và nước sốt thịt nướng

2.2 Thực phẩm làm viêm khớp chứa nhiều chất béo gây viêm

Một số loại chất béo tồn tại trong thực phẩm làm viêm khớp, do đó, người bệnh cần hạn chế các loại sau:

  • Axit béo Omega-6: Một số loại dầu như dầu ngô, dầu hướng dương và dầu thực vật chứa hàm lượng loại axit này khá cao. Dù rằng axit béo Omega-6 không có hại nếu dùng ở mức độ vừa phải nhưng rất nhiều người lại tiêu thu cực kỳ nhiều.
  • Chất béo bão hòa: Chất béo đến từ thịt, bơ và các sản phẩm từ sữa đều có loại chất béo này. Chất béo bão hòa là cần thiết nhưng chỉ nên chiếm ít hơn 10% tổng lượng calo hằng ngày của người từ 2 tuổi trở lên.
  • Chất béo chuyển hóa: Đây là loại chất béo thường được dùng trong các món chiên, xào, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nướng thương mại. Chất béo chuyển hóa làm giảm mức cholesterol tốt và tăng mức cholesterol xấu kèm theo đó là gia tăng tình trạng viêm.

2.3 Thực phẩm làm viêm khớp chứa nhiều muối  

Tiêu thụ quá nhiều muối hoặc natri trong thực phẩm làm viêm khớp khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp. Một người chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2.300 mg natri (khoảng 1 muỗng cà phê muối) mỗi ngày. 

Thức ăn có nhiều muối cũng là loại thực phẩm làm viêm khớp làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thức ăn có nhiều muối cũng là loại thực phẩm làm viêm khớp làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2.4 Thực phẩm giàu Purin

Đối với những người bị bệnh Gút thì việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều Purin là vô cùng cần thiết. Purin là chất có trong thực phẩm, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Axit uric có thể tích tụ trong máu và gây ra các cơn gút.

Những thực phẩm và đồ uống chứa nhiều purin được liệt kê dưới đây:

  • Thịt nội tạng động vật.
  • Thịt đỏ.
  • Hải sản, ví dụ như: Cá cơm, cá mòi, sò, ốc, cá hồi, cá ngừ,....
  • Bia và rượu.

Theo nghiên cứu vào năm 2018 thì các loại rau giàu Purin như súp lơ, nấm và đậu nhưng không có mối liên hệ nào với nguy cơ mắc bệnh Gút.

2.5 Các thực phẩm Glycat hóa bền vững

Các thực phẩm Glycat hóa bền vững (AGE)  là sản phẩm cuối cùng của phản ứng giữa đường và protein hoặc chất béo.  

Thực phẩm làm viêm khớp có hàm lượng AGE cao bao gồm:

  • Thực phẩm giàu protein và nhiều chất béo từ động vật được chiên, quay, nướng, áp chảo, chẳng hạn như:
    • Thịt xông khói
    • Bít tết áp chảo hoặc nướng
    • Gà nướng hoặc chiên
    • Xúc xích nướng
  • Khoai tây chiên
  • Phô mai  
  • Bơ thực vật
  • Mayonnaise

Khi hàm lượng AGE trong cơ thể tăng cao sẽ gây ra tình trạng căng thẳng và viêm nhiễm sẽ xảy ra và điều này có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của các bệnh viêm khớp.

Những người bị viêm khớp thường có lượng AGE trong cơ thể cao hơn những người không mắc bệnh. Sự tích tụ AGE trong xương và khớp có vai trò đáng kể trong việc phát triển và làm tình trạng viêm khớp nặng nề hơn.

2.6 Rượu vang đỏ và các loại rượu khác

Rượu vang đỏ và các loại rượu khác chưa được xác định là thực phẩm làm viêm khớp. Tuy nhiên, trong rượu vang đỏ có chứa resveratrol, một chất chống oxy hóa có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rượu không phải là không có nhược điểm.

Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định vai trò của rượu trong việc điều trị bệnh viêm khớp, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không khuyến khích việc sử dụng rượu như một biện pháp phòng ngừa hoặc kiểm soát triệu chứng của bệnh, điều này là do:

  • Uống rượu mỗi tuần một lần hoặc thường xuyên hơn có thể tăng nguy cơ của viêm khớp.
  • Sử dụng rượu có thể tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy rằng việc tiêu thụ rượu có thể gây tổn thương cho cấu trúc cột sống ở những người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp.
  • Một nghiên cứu từ năm 2021 phát hiện mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu và việc phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ.

Tóm lại, hạn chế tiêu thụ rượu là lời khuyên tốt nhất vì rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm khớp. 

Rượu có thể làm các triệu chứng của bệnh viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
Rượu có thể làm các triệu chứng của bệnh viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.

2.7 Cà Phê

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu rõ liệu cà phê có phải là thực phẩm làm viêm khớp hay không. Cà phê có thể chứa chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm, nhưng mọi người cũng nên chú ý đến hàm lượng caffeine.

Những lưu ý khi dùng cà phê:

  • Tiêu thụ không quá 1–2 cốc mỗi ngày.
  • Tránh thêm quá nhiều đường, xi-rô hoặc kem vào cà phê.

Trên đây là thông tin về những loại thực phẩm có thể làm cho các bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Việc thực hiện chế độ ăn phù hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ tổng thể nói chung và sức khỏe cơ xương khớp nói riêng. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe